Sponsors

Giới Thiệu

Friday, January 5, 2018

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 9) - Con người Cảnh Dương bình dị, chất phát


Con người Cảnh Dương bình dị, chất phát
Cảnh Dương là vùng đất trải qua hàng trăm năm chinh chiến trận mạc trong cuộc phản tranh giữa hai tập đoàn phong kiên Trịnh - Nguyễn nằm trên hữu ngạn sông Roòn, cách sông Gianh 20 km, là trung tâm khu tiền tiêu trong một hệ thống đồn lũy liên hoàn của chúa Trịnh, là trạm liên lạc lớn nhâl nối giữa tiền tuyến và hậu phưong. Sông Roòn là yết hầu con đường thủy chiến, con đường vận chuyên quân lưong từ Hà Tĩnh vào Bố Chính. Quân Trịnh đã đào con kênh Xuân Hưng nối liền sông Roòn vói sông Gianh.
Một làng quê hiểu học, vói 77 vị tú tài, cử nhân, hên sĩ, đã làm rạng danh đất có nếp văn chuông. Có gia đình như gia đình khoa bảng Phạm Công Bình với ba đời có bốn vị làm quan. Nhiều người khi thôi chốn quan trường, về quê mở hưong trường để khai trí, khai tâm cho lớp người bước vào thế kỷ XX - một thế kỷ đầy biến động.
Truyền thống yêu nước của nhân dân Cảnh Dưoug còn thể hiện trong ý chí quật cường trước thiên tai, địch họa, tinh thần cần cù, chịu thưong chịu khó đã khai phá, cải tạo vùng đầm lầy thành làng quê ven biển trù phú.
Truyền thống yêu nuớc và sự nghiệp cách mạng của một làng quê trên đuờng thiên lý, bên bờ sông Loan - núi Phuợng đuợc hun đúc, nuôi duỡng từ trong mạch nguồn lịch sử.
Lòng yêu nuớc, tình đoàn kết của nhân dân Cảnh Duong không ngừng đuợc phát huy theo năm tháng. Từ phong trào cải cách huong chính, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào canh tân quốc ngữ, những tu tuảng tiến bộ nhu làn gió mói thắp sáng những con tim tràn đầy nhiệt huyết, những nhân sĩ, thầy giáo, những công chức nghèo yêu nuóc của Cảnh Duong vào thập niên 1930; đến thòi kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, họ đã giác ngộ và trỏ thành đội ngũ cốt cán cho phong trào cách mạng, xây dựng lực luạng nòng cốt trong làng xã, tổng. Tiêu biểu là nhân sĩ Ngô Hoàng cùng các con, những công chức nghèo Nguyễn Ngọc Bon, Nguyễn Đình Viên, Ngô Đình Khiêm (Ngô Khiêm), Trần Thị Tính... tích cực vận động tập kết lực lượng chuẩn bị khỏi nghĩa lật đổ chính quyền phong kiên ở làng Cảnh Dưong và tổng Thuận Hòa. Khí thế nhân dân hướng về cách mạng đã bừng lên ý chí quật cường của nhân dân Cảnh Dưong, nhân dân trong vùng và cả phủ Quảng Trạch, hòa chung khí thế cùng cả tỉnh theo Việt Minh, theo Bác Hổ đứng lên giành độc lập, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nối tiếp truyền thống Cách mạng Tháng Tám, nhân dân các làng trong vùng dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, của huyện đã xây dựng chế độ mới dân chủ cộng hòa  độc lập, tự do để mưu cầu hạnh phúc.

Tháng 9-1945, Phủ ủy Quảng Trạch chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh khu vực Roòn. Ngày 7-8-1946, thành lập chi bộ khu vực Roòn.
Kháng chiên toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp đổ bộ đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Bình. Ngày 27-3-1947, cùng với cả huyện, Cảnh Duơng sơ tán triệt để để bảo toàn lực lượng, dùng kế "vườn không nhà trông" để chống Pháp lâu dài. Du kích Cảnh Dương đào hầm, hào trong làng, trên bờ biên nhằm theo dõi bước đi của tàu giặc trên biên. Hàng trăm thanh niên Cảnh Dương lên chiến khu tham gia kháng chiến.
Giặc Pháp âm mưu ữiệt hạ làng Cảnh Dương nhưng nhân dân đã rào làng chiên đâu, dựa vào thành lũy kiên cố, bằng tinh thần dũng cảm "quyết tử giữ làng", với 120 trận chiên đâu lớn nhỏ đã chặn đứng địch không cho chiêm làng.
Trong chín năm kháng chiên chống thực dân Pháp ác liệt và gian khổ, đã xuâ't hiện những tâm gương anh hùng bất tử vói núi sông, được Tổ quốc ghi công, đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Ngọc Thạnh; đó là 110 liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho cuộc kháng chiên và hàng trăm thương binh, gia đình có công khác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Cảnh Dương bước vào thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện sửa sai. Sau sửa sai, người Cảnh Dương lại vững tin, bền lòng theo Đảng, hăng hái xây dựng hợp tác xã, say sưa bám biển đánh bắt để nâng cao sản lượng, cải thiện đời sống.
Trong kháng chiên chống Mỹ, cứu nước, Cảnh Dương nằm ờ vùng ữọng điểm. Người Cảnh Dương nêu gương bám trụ "một tấc không đi, một ly không ròi", "tay chèo tay súng, tay 1 ưới tay súng". Trung đội trực chiến của xã ngày đêm bám sát trận địa, nhìn thẳng quân thù mà bắn, đã bắn rơi ba máy bay Mỹ, chị em đội nữ trực chiến cũng đóng góp trong chiến công ây (bắn rơi chiếc F4) và vinh dự đuợc Bác Hổ gửi tặng huy hiệu của Nguời. Duới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Cảnh Duong trong những năm kháng chiến chống Mỹ luôn phân đâu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một nguời".
Tính đến năm 2000, Cảnh Duơng có 247 liệt sĩ hy sinh trên các chiến truờng, trong kháng chiến chống Pháp có 110 liệt sĩ, kháng chiến chống Mỹ có 123 liệt sĩ, bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc có 14 liệt sĩ, có 98 thương binh và bệnh binh cống hiến một phần xương máu cho Tổ quốc. Toàn xã có 23 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Niềm vinh dự lớn lao là quê hương anh hùng có những người con được rèn luyện, học tập và trưởng thành. Qua hai cuộc kháng chiên, Cảnh Dương có tám cán bộ câp cao ữong quân đội, cung cấp nguồn cán bộ hàng chục người cho cơ quan Trung ương, lãnh đạo cấp tỉnh, câp huyện. Cảnh Dương xứng danh là vùng đất địa linh nhân kiệt. Truyền thống văn hóa - lịch sử, truyền thống cách mạng anh hùng là nguồn lực to lớn để xã Cảnh Dương vững tin bước vào thời kỳ đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ bãi cát, cồn đất, đầm lầy sông nước, người Cảnh Dương bao đời kiên cường bám trụ đã viết nên những ữang sử hào hùng, với những khẩu hiệu bất diệt "quyết tử giữ làng", "một tấc không đi, một ly không rời", "tay chèo tay súng, tay lưói tay súng", người Cảnh Dương đã không ngừng vươn lên, dũng cảm, sáng tạo, kiên cường, bất khuất, làm nên những truyền thống lịch sử, văn hóa. Những trận chiến đâu chống càn giặc Pháp của quân và dân làng Cảnh Dương; trận địa pháo 12 ly 7 của những cô gái dũng cảm trong trung đội dân quân, đội vận tải VT5 của nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Cảnh Dương trong kháng chiến chống Mỹ đã làm nên chiến công vang dội trong phong trào "Hai giỏi". Những con người đi vào lịch sử dân tộc và quê hương như: án sát Phạm Chân, Anh hùng liệt sĩ Đỗ Ngọc Thạnh, Bùi Đình Tuý, Lê Đài - người đảng viên sống chiến đâ'u vì lợi ích cách mạng, giữ vững khí tiết của người cộng sản cho đền hoi thở cuối cùng, cùng với hàng nghìn người dân Cảnh Dương qua bao thế hệ đã làm nên truyền thông danh hương Cảnh Dương trong "Son - Hà - Cảnh - Thổ" xưa và truyền thống anh hùng mà Đảng, Nhà nước phong tặng cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Cảnh Dương trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Truyền thống đó, nguồn lực con ngưòi đó là nguồn sức mạnh to lớn để quê hương và con ngưòi Cảnh Dương vững vàng đi lên trong thời kỳ đổi mói, đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài viết và biên soạn lại

0 comments:

Post a Comment