Sponsors

Giới Thiệu

Monday, May 9, 2016

Dân chài lưới xã Cảnh Dương

Ảnh: Tác Giả
Xã Cảnh Dương trải dài bên bờ biển. Những người khai khẩn từ bắc Đèo Ngang vào là cư dân cá những làng biển cho nên người dân nơi đây ngay từ đầu lập làng đã sinh sống bàng nghề chài lưới. Biết khai thác nguồn lợi cá biển phục vụ cho đời sống cá mình. Ở một vùng đất mới có thể nói là hoang sơ đến mức nghe:
‘‘Tiếng chim kêu cũng sợ
 cá vẫy vùng cũng kinh”
Vậy mà tổ tiên ta vẫn bám trụ, làm ăn xây dựng nên làng xóm. Từ đời này qua đời khác người dân Cảnh Dương truyền nghề cho nhau làm nên một làng biển trù phú. Người nơi khác đến đây đều cảm nhận được điều này. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhạc sĩ Phạm Văn Trừng đã có bài ca ngợi làng chài lưới:
“Cảnh Dương đây xóm làng dân chài lưới
Sống êm đềm bên bờ biển cá bao la
Ngày ngày ra khơi lưới tung mặt nước
Lúc ôn hoàng trở về thôn xa
Khoang cá đầy cá nhà vui ấm no"
Từ cửa biển Cảnh Dương nhìn ra ngoài trùng khơi có một hòn đảo nhỏ cũng gọi là Hòn Ông. Hòn Ông còn có tên gọi khác là hòn Gió mờ ảo trong sóng nước mênh mông cá đại dương. Đảo này liên quan đến một truyền thuyết còn lại đến ngày nay, giúp ta hiểu về mối quan hệ cá cư dân phía nam Đèo Ngang có nguồn gốc từ các địa phương Thanh Nghệ trong các cuộc di dân từ Bắc vào Nam. Sách “Cảnh Dương chí lược” chép: “Thuở trời đất mới tạo lập, vợ chồng thần biển sống yên vui, hạnh phúc. Ngày ngày vợ chồng quăng chài thả lưới, sinh con đàn cháu đống, nào đảo to, đảo nhỏ khắp biển bờ đất nước. Thế mà về sau, thần sinh ra trái tính trái nết, thường cãi vã lẫn nhau. Lúc đầu chỉ nhăn mặt, cau mày, bầu trời u ám. Một hôm thần bồng nổi cơn thịnh nộ, long cây lở cối, sóng nước ầm ầm. Sáng ra người ta thấy cửa nhà thần tan nát. Sập (giường) vắt lên tận cửa Nhượng ở Hà Tĩnh nên người đời gọi là hòn Sập. Rương (cái hòm đựng đồ) vắt lên tận cửa Khẩu nên gọi là hòn Rương (hay là hòn Thanh Dương). Bếp núc vất ở Roòn, còn chén bát nhận chìm ở cửa Nhật Lệ. Mệ (vợ thần biển) bỏ nhà ra tận biển Thanh Hoá - gọi là hòn Mê. Ông (thần biển) ở lại vùng biển này ở tít ngoài khơi nên gọi là hòn ông”. Truyền thuyết giải này thích nguồn gốc tên đảo hòn Ông mà còn giải thích về nguồn gốc các đảo hòm Mê ở Thanh Hoá, hòn Sập, hòn Thanh Dương ở Hà Tĩnh. Ba tỉnh khác nhau nhưng ba hòn đảo có chung một nguồn gốc là gia đình thần biển ở Quảng Bình. Truyền thuyết cũng giúp ta hiểu cư dân miền biển từ lâu đời sống bằng nghề quăng chài thả lưới để kiếm sống.

Ảnh: Phạm Bá Linh
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài hơn một trăm kilômét từ mũi Đọc ở Đèo Ngang (giáp giới Hà Tĩnh) phía bắc vào đến mũi Lạng ở Cửa Tùng (Quảng Trị) phía nam là bộ phận cuối cá vịnh Bắc Bộ. Nói chung biển Quảng Bình không sâu lắm. Vùng biển phía bắc có nhiều rạn đá san hô ngầm. Là nơi cư trú hết sức thuận lợi cho mọi sinh vật biển sinh sôi nẩy nở. Vì rạn san hô ngầm cũng là nơi tích tụ nhiều thức ăn thích hợp cho chúng. Các mỏm rạn tập trung nhiều thứ cá nhỏ. Ông Trần Đình Vĩnh gọi biển ngoài khơi Cảnh Dương là “biển Cảnh Dương” vì đúng ra từ xưa vùng biển này chủ yếu là người dân Cảnh Dương quanh năm đánh bắt cá được các tác giả sách “Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình” năm 2001 trích lại: “Ở biển Cảnh Dương còn có một cái vũng, thường gọi là vũng Chùa:
Gió bắc thì dựa vũng Chùa
Gió nồm dựa Chụt, bổn mùa như ao
Từ vũng Chùa đi ra có ba hòn đảo, tạo thành một thế chân vạc, một bức bình phong che chắn gió mùa đông bắc cho cá vùng biển phía bắc Cảnh Dương trở ra. Đó là đảo Nồm, đảo Côn và đảo La... Nhìn ra khơi cá biển Cảnh Dương ta thấy một hòn đảo mù tít, đó là hòn Ông. Có nơi gọi là hòn Gió, là bởi nó thường thay hình đổi dạng theo gió nước. Có khi ta nhìn như cái chóp, có khi ta thấy như cỗ xôi, có lúc lại mang hình cái nấm”.
Phía nam Cảnh Dương không có rạn ngầm nên cá từ khơi vào lộng đi thẳng vào bờ làm nên những mẻ cá lớn cho ngư dân. Biển, những ngày trời lặng gió như một bức tranh khổng lồ với màu xanh ngọc bích. Những đợt sóng lăn tăn vỗ bờ rì rào trong nắng. Xa xa bảng lảng những hòn đảo cho chân trời thêm rộng bao la, cho biển thêm huyền ảo. Nhưng những ngày gió to bão lớn biển nổi cuồng phong vô cùng hung giữ. Người vùng biển luôn phải đối mặt với những trạng thái trái ngược cá thế giới tự nhiên. Từ xa xưa Hương ước cá làng đã ghi nhận công việc làm nghề chài lưới và mối quan hệ giữa những người cùng nghề: “Trong làng việc đi biển đánh cá đều theo thứ tự phân định, nếu ai xằng bậy, tham lam, hoành hành bị làng phạt một con heo, giá tiền xưa năm quan. Dân làng theo đó làm ăn, không được giành dựt người ngoài, gây nên sinh sự thì bị xét xử, nếu người ngoài giành dựt đoạn cá thì kẻ cùng thấy biết phải trình xét xử, kiện thưa thế nào thì cá làng cùng chịu, nếu ai ẩn tình suy bì thì kẻ bị hiếp đáp trình làng và theo lệ khoán phạt một con heo, giá tiền xưa ba quan”
Hướng ra biển để sống bao đời nay nên họ biết rất rõ từng vị trí từng ngư trường đánh bắt, từng mỏm núi dế hành trinh, biết đặc điểm thời tiết, từng con nước dể ra khơi vào lộng, sống bàng nghề chài lưới người dân miền biển nhìn thứ gì cũng thấy cá. Dân Cảnh Dương ví rạn ngầm từ cửa sông Ròn trở ra giống như hình dáng con cá chim, đầu rúc vào vũng Chùa, xoè đuôi ra, vào tận đông Bắc cửa sông Gianh. Rạn ngầm có nhiều khối, hình thù, cao thấp từng rạn khác nhau. Chỗ thấp chỗ cao thất thường dặc biệt là khối rạn gần hòn Lố nhiều tầng nhiều lớp tạo nên nơi ẩn nấp cá các luồng cá. Quá trình đánh bắt cá người dân Cảnh Dương phát hiện thời gian nào loài cá nào có nhiều ở vùng nào và đúc kết thành câu thành ngừ: “Tháng tám hòn La, tháng ba hòn Lố”. Trần Đình Vĩnh giải thích: “Tháng tám hòn La tháng ba hòn Lố” là cá quá trình (đánh bắt cũng như thời gian xuất hiện). Tháng chạp, tháng giêng cá thu, cá ngừ, cá chôi rong chơi. Tháng hai tháng ba rêu mọc, khu rạn ngầm như trải đệm theo mùa. Cá thu, cá dưa, cá hàm hương, một loại đặc sản truyền thống. Tháng năm, tháng sau cá chuồn đẻ trứng. Tháng bảy, tháng tám cá chò vỏ, cá róc bà béo ngậy. Còn tôm hùm, còn mực ống, còn hải sâm... mùa nào thức ấy”.

Ảnh: Phạm Bá Linh
Sống với biển người dân Cảnh Dương thuộc từng mỏm núi làm tiêu cho mình trong cuộc hành trình hết ngày này qua tháng khác hết mùa này sang mùa khác. Từ xa xưa khi chưa có la bàn thì những mỏm núi giúp họ tìm ra phương hướng đến với những ngư trường quen thuộc. “Nhật trình đi biển” là bài vè tổng kết kinh nghiệm được truyền tụng trong dân gian:
Lạch Ròn sóng vỗ chan hoà
Nghe thuyền tấp nập đậm đà quê hương
Nào ai xuôi ngược dặm trường
Nhật trình mới dặn yêu thương dãi bày.
Anh em buồm lái lèo mây
Xem trời lấy nước, tốt trời thì ra
Gió tây ba cánh chan hoà
Trông ra khơi từ đó hòn Ông
Ngoài hòn Ông, trong là hòn Lố
Ngàn Hoành Sơn lồ lộ cao phong
Chạy ngang ngọn núi đứng trông
Kênh hàn ngó Chỗ, mũi Rồng xê ra
Vũng Chùa cho ấy đã qua
Màu xanh xanh ngắt hòn La đã gần
Ngoài hòn La trong thì hòn Cở
Đền mũi Ông đã rỗ lung linh
Nước triều chảy xiết tháng kênh
Vĩnh Sơn cát trắng quyện tình sao quên
Chạy qua ngoái lại đứng nhìn
Kìa hòn núi Đọc nằm bên Quán Bò
Sống bằng nghề chài lưới bao đời người dân miền biển gần gũi với các loài cá, thuộc tính nết, nhớ đặc điểm cá từng loại cá. Tên của các loài cá gần với tâm tư tình cảm, đời sống cá người lao động. “Vè con cá” diễn tả thật sinh động, thật gần gũi thân thưong cá con người với các loài cá. Biết đặc tính cá từng loài, đặt cho nó những cái tên gần với đời sống sinh hoạt cá con người:
Cá biển có bầy là con cá đục
Cắt ra nhiều khúc là con cá chình
Trai gái rập rình là con cá he
Chồng nói vợ nghe là con cá mác
Chung tiền đánh bạc là con cá cờ
Tối ngủ hay sờ là con cá ngứa
Ngày ăn hai bữa là con cá cơm
Ăn chẳng kịp đơm là con cú hấp
Rủ nhau lên dốc là con cá leo
Miệng thở phì phèo là con cá đuối
 Nhọn mồm nhọn mũi là con cá déc
 Nấu ra nhão nhẹt là con cá khoai
Hay ăn trộn ngoài là con cá nhảm
 Ngồi chờ chúng hạn là con cá cằn
Già rụng hêt răng là con cá móm
 Bộ đi lọm khọm là con cá bò
 An chủng biết no là con cá nốc
Có gai trên óc là con cá ngạnh
Có hai cái cánh là con cá chuồn
 Rủ nhau vào buồng là con cá ngộ...


Về tên gọi các loài cá có thế từng vùng miền, địa phương khác nhau nhưng điều người dân biển Bắc nhở nhau là tình yêu với nghề biển gắn bó chăm chỉ làm ăn thì nghề không phụ:
Đi khơi về lộng
Tôm cá còn nhiều Nghề biển đáng yêu
Chăm làm sẽ sống.

Tổng kết từ bao đời sự hiểu biết về thế giới biển, người dân Cảnh Dương chế tạo ra nhiều loại lưới, nhiều cách câu và nhiều cách đánh bắt các loại hải sản khác nhau suốt năm này qua năm khác để nuôi sống gia đình và cung cấp cho các địa phương xung quanh.
Nguồn: Văn hóa xã Cảnh Dương

Sunday, May 8, 2016

Bài Vè về cá biển ở Cảnh Dương


Vè về cá biển ở Cảnh Dương

Cá biển có bầy là con cá đục

Cắt ra nhiều khúc là con cá chình 
Trai gái rập rình là con cá he 
Chồng nói vợ nghe là con cá mác 
Chung tiền đánh bạc là con cá cờ 
Tối ngủ hay sờ là con cá ngứa

Ngày ăn hai bữa là con cá cơm
Ăn chẳng kịp đơm là con cú hấp
Rủ nhau lên dốc là con cá leo
Miệng thở phì phèo là con cá đuối 
Nhọn mồm nhọn mũi là con cá déc 
Nấu ra nhão nhẹt là con cá khoai 
Hay ăn trộn ngoài là con cá nhảm 
Ngồi chờ chúng hạn là con cá cằn
Già rụng hêt răng là con cá móm
Bộ đi lọm khọm là con cá bò
An chủng biết no là con cá nốc
Có gai trên óc là con cá ngạnh
Có hai cái cánh là con cá chuồn
Rủ nhau vào buồng là con cá ngộ...
By Phạm Anh Tài

Kết quả đạt được trong chương trình xây dựng nông thôn mới xã Cảnh Dương - Giai đoạn 2011 - 2015

Ảnh: Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương
 Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015, xã Cảnh Dương là một trong tám xã làm điểm của huyện Quảng trạch ( cũ ), ngay từ khi nhận được các văn bản chỉ đạo triển khai của tỉnh, của huyện, Đảng ủy xã đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự chung tay hưởng ứng của Mặt trận, các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết số 03 – NQ/ĐU, ngày 28/9/2011 để tập trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới tại địa phương giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời ban hành Quyết định số 21 – QĐ/ĐU, ngày 30/10/2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gồm có 19 đồng chí do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Đảng ủy, HĐND xã, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo các bộ phận liên quan tham mưu giúp UBND xã xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới tại địa phương đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó UBND xã ban hành Quyết định số 128/QĐ – UBND ngày 31/10/2011 thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới gồm có 29 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; sau đó tiếp tục thành lập Ban phát triển ở 9 thôn.

Ảnh: Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương
       Với sự quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, UBND xã, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã phối hợp với đoàn thể, chỉ đạo các ban ngành tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo điều kiện để cán bộ và người dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.Thông qua các buổi họp dân để nhân dân nắm đ­ược mục đích, ý nghĩa của công cuộc xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân h­ưởng ứng thực hiện. Tổ chức các hội nghị cho cán bộ cốt cán trong Đảng uỷ, HĐND, UBND, MT và các Đoàn thể, Bí th­ư chi bộ, Tr­ưởng thôn, Trư­ởng ban công tác Mặt trận thôn; tổ chức họp dân tại 09 khu dân cư­, qua công tác tuyên truyền nhân dân đã hiểu đ­ược các chủ trư­ơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nư­ớc và ý thức đ­ược trách nhiệm của nhân dân nên đã tự giác tham gia đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch, đóng góp kinh phí xây dựng một số công trình phúc lợi, tự chỉnh trang đ­ường giao thông nông thôn. Cùng với sự hỗ trợ của cấp trên. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới với tổng vốn đầu tư từ 2011 – 2014 là 31 tỷ 225 triệu 400 nghìn đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách xã và vốn huy động xã hội hóa từ  nhân dân là 18 tỷ 264 triệu đồng. Đến cuối năm 2014 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới theo quy định 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể:
 Năm 2011 đạt 5tiêu chí gồm tiêu chí: Điện; Chợ; Hình thức tổ chức sản xuất; Văn hóa; hệ thống chính trị.
 Năm 2012 đạt 3 tiêu chí:   Bưu điện; Quy hoạch; Nhà ở dân cư.
Năm 2013 đạt 5 tiêu chí:   Y tế; Giao thông; Thu nhập; Tỷ lệ lao động; ANTT.
 Năm 2014 đat 6 tiêu chí:   Môi trường; Trường học; Thủy lợi; Hộ nghèo; CSVC văn                    hóa; Giáo dục
Ảnh: Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương

            Đối với tiêu chí 1về quy hoạch: Tiến hành lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cảnh Dương và được UBND huyện Quảng Trạch phê duyệt theo Quyết định số798/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2012; trên cơ sở Quy hoạch đã tiến hành lập Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 được UBND huyện phê duyệt theo quyết định số 5165/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2012; lập Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Cảnh Dương, được UBND huyện phê duyệt theo quyết định số 3821/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013. Đã tiến hành niêm yết các bản vẽ quy hoạch, tổ chức công bố rộng rãi Quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới cho cán bộ và nhân dân biết, đồng thời tổ chức toàn dân triển khai thực hiện Quy hoạch, Đề án xây dưng nông thôn mới.
Kết quả thực hiện tốt Quy hoạch, tiến hành xây dựng Quy chế quản lý Quy hoạch theo quyết định số 3746/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2014 của UBND huyện Quảng Trạch.Quy hoạch 10 ha khu Làng nghề từng bước hoạt động có hiệu quả; quy hoạch 7,6 ha khu dịch vụ nghề cá tại thôn Thượng Giang. Hoàn thành quy hoạch 2,9 ha đất ở đấu giá quyền sử dụng đất; quy hoạch bổ sung diện tích đất cho trường Mầm Non khoảng 2.000m2. Quy hoạch 41 ha để phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội dọc bờ biển. Quy hoạch chi tiết khu trung tâm; đang quy hoạch phát triển  khu dân cư mới 10 ha phía Tây Bắc thôn Thượng Giang 02 ha phía Tây Nam thôn Tân Cảnh.Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện các quy hoạch là 162 triệu đồng.
        Tiêu chí 2 về giao thông: Tập trung nâng cấp, bê tông hóa mới các tuyền đường giao thông liên thôn, nội thôn theo hiện trạng và quy hoạch gắn kết và hoà nhập với mạng giao thông liên vùng; liên kết các khu dân cư với khu sản xuất, liên kết khu trung tâm xã với các thôn. Mở tuyến đường kè biển nối với tuyến đường cứu hộ cứu nạn kết hợp khu neo đậu tàu thuyền tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ và thuận tiện.
Kết quả trục đường xã, liên xã: Tổng chiều dài: 1,5 km, chiều rộng nền đường 6,5 m; mặt đường 5,5 m, được bê tông hóa 1,5 km, đạt tỉ lệ 100%. Trục đường thôn, xóm: Tổng chiều dài: 7,26 km, chiều rộng: 3,0 – 3,5 m, chiều dài  bê tông hóa: 7,26 km, đạt tỉ lệ 100%. Đường ngõ, xóm: Tổng chiều dài: 8,876 km, chiều rộng: 2,5 – 3,0 m, chiều dài được bê tông hóa: 6,236 km, đạt tỉ lệ 70,3%; cứng hóa biên hòa: 2,64 km đạt tỷ lệ 29,7%, không còn đường lầy lội.
      Đường trục nội đồng: Xã Cảnh Dương với đặc điểm xã ngư nghiệp, chủ yếu đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất tiểu công nghiệp và dịch vụ…không có đất sản xuất nông nghiệp nên không có trục đường nội đồng. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện là 28.835,4triệu đồng.
Tiêu chí 3 về thuỷ lợi do đặc điểm của xã Cảnh Dương là xã ven biển, không có đất sản xuất nông nghiệp, nên không có hệ thống kênh mương nội đồng. Xã có hệ thống kè biển chắn sóng và cửa lạch cho tàu thuyền ra vào phục vụ đánh bắt thủy sản, có hệ thống cống rãnh thoát nước bảo đảm cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn.
Đối với tiêu chí 4 về điện: Hệ thống điện cơ bản được nhà nước đầu tư xây dựng. Toàn bộ hệ thống điện có 3.900 m đường dây cao thế, 5.453 m đường dây hạ thế, đã lắp đặt 06 trạm biến áp với dung lượng 2010 KVA. Hệ thống điện luôn được kiểm tra, sửa chữa bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. Đã xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trên các trục đường ven biển, liên thôn và trong khu dân cư. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả.
      Toàn xã đã có 1993/1993 hộ sử dụng điện thường xuyên, đạt tỉ lệ 100%.
Tiêu chí 5 về trường học: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo công tác dạy và học theo quy định. Cơ sở vật chất của các trường học được xây dựng khang trang theo quy chuẩn, xã có 3 trường của các bậc học gồm:  01 trường mầm non, 01 trương tiểu học, 01 trường trung học cơ sở. Các trường cơ bản có cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia, có đầy đủ các phòng học và trang thiết bị dạy và học...
          Trong đó: Trường Mầm non được xây dựng 2 tầng, gồm 20 phòng các loại; Diện tích tích khuôn viên rộng 5.150 m2, bình quân diện tích đất 10,43m2/cháu., diện tích phòng học sử dụng rộng 930 m2.
          Trường Tiểu học được xây dựng 2 tầng, gồm 27 phòng các loại; Diện tích tích khuôn viên rộng 16.160 m2, tính bình quân diện tích đất 21,3 m2/cháu, diện tích phòng học sử dụng 1.296 m2.
          Bán kính phục vụ cho học sinh từ nhà đến trường từ 500 đến 1000 m.
   Trường THCS được xây dựng 2 tầng và nhà cấp 4 gồm 28 phòng (trong đó đang xây dựng 12 phòng) các loại; Diện tích tích khuôn viên rộng 17.382 m2, tính bình quân diện tích đất 41,2 m2/học sinh, diện tích phòng học sử dụng 1.344 m2. Bán kính phục vụ cho học sinh từ nhà đến trường từ 500 đến 1000 m. Tổng kinh phí thực hiện: 14.300triệu đồng.Tiêu chí cơ bản đạt (đạt 81%)
Tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hoá : Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Nhà văn xã và các thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH – TT – DL. Tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin, văn nghệ, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống trên địa bàn xã; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, góp phần phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của xã, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
Kết quả có 01 nhà văn hóa xã có đầy đủ trang thiết bị bảo đảm phụ vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các hội nghị, các hoạt động khác của toàn xã. 01 sân thể thao có diện tích  8000 m2 bảo đảm các hoạt động thể thao theo nhu cầu của nhân dân. Đã có 9/9 thôn có nhà văn hóa, diện tích các nhà văn hóa thôn từ 200 m2 trở lên. Nhà văn hoá các thôn được xây dựng khang trang từ năm 2002, có đầy đủ thiết chế văn hóa đảm bảo cho nhân dân sinh hoạt như tủ, bàn, ghế, hệ thống loa máy, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt, ti vi...Tổng kinh phí thực hiện: 3.210 triệu đồng.
          Tiêu chí 7 chợ nông thôn: Xây dựng chợ đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân, là trung tâm buôn bán của xã và vùng Ròn. Chợ đã sử dụng từ năm 2008, có các khu kinh doanh theo mặt hàng gồm: 01 khu đình chính, 01 đình phụ, 02 dãy kiốt, có khu vực kinh doanh ngoài trời, có bãi đỗ xe và hệ thống đường đi trong chợ thuận tiện cho việc mua bán. Thực hiện tốt công tác PCCC, AN, ATGT và trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường, khơi thông cống rãnh đảm bảo thoát nước và vệ sinh.
Các hộ kinh doanh đầy đủ các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng, không buôn bán dịch vụ các mặt hàng thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Có Ban quản lý điều hành chợ, có Nội quy chợ do UBND xã quy định và được các hộ tham gia kinh doanh nghiêm túc thực hiện…Tổng kinh phí thực hiện: 5.800 triệu đồng.
Tiêu chí 8 về bưu điện:  Có điểm Bưu điện văn hóa; phối hợp với Bưu chính viễn thông đưa điểm bưu điện văn hoá xã hoạt động có hiệu quả.
Hệ thống Internet đã về 9/9 thộn có người sử dụng intenet, tỷ lệ khoảng 33/100 hộ dân đã sử dụng mạng Internet; khuyến khích nhân dân sử dụng và quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các điểm Internet trên địa bàn. Tổng kinh phí thực hiện: (Do ngành viễn thông và nhân dân thực hiện).
          Tiêu chí 9 về nhà ở dân cư : Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về đầu tư chương trình xóa nhà tạm, UBND xã đã tích cực thực hiện chính sách. Hiện tại, xã không còn hộ nào ở nhà tạm; có khoảng 1733 hộ/1993 hộ đạt tỉ lệ 87% có nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng (3 cứng: Nền cứng, khung cứng, mái cứng). Tổng kinh phí thực hiện: (Nguồn kinh phí của nhân dân chủ yếu).
Tiêu chí 10 thu nhập:Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư phương tiện, tài sản đánh bắt hải sản xa bờ; tạo điều kiện cho nhân dân phát triển phát triển các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế đẩy mạnh TTCN theo hướng đa ngành nghề. Phát triển các ngành kinh tế thương mại dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh buôn bán tại chợ Cảnh Dương và vùng phụ cận. Năm 2014 thu nhập bình quân đạt 23,76 triệu đồng/người/năm.
Tiêu chí 11 hộ nghèo : Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo. Tạo điều kiện cho hộ nghèo vay nguồn vốn giải quyết việc làm, nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả, hướng dẩn nhân dân thực hiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo. Thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội hỗ trợ cho hộ nghèo tạo điều kiện thoát nghèo bền vững. Triển khai điều tra rà soát hộ nghèo hàng năm theo quy định, cuối năm 2014 toàn xã có 90/1993 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,52%.

Tiêu chí 12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:  Khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp sản xuất đánh bắt hải sản ven bờ sang khai thác hải sản xa bờ theo hướng công nghiệp hiện đại; các cơ sở sản xuất TTCN, dịch vụ thương mại cần mở rộng quy mô nhằm thu hút giải quyết việc làm. Tích cực phối hợp các chương trình, dự án để mở các lớp đào tạo nghề cho lao động. Động viên lao động trẻ tham gia các lớp trung học chuyên nghiệp, học nghề vào làm việc tại khu kinh tế Hòn La, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh. Toàn xã có 4.077/4.394 lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 92,79%. Số lao động còn lại hoạt động ngành nghề theo từng mùa vụ.
         Tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất : Lập Đề án phát triển kinh tế tập thể theo hình thức tổ hợp tác, tổ đoàn kết, cơ sở sản xuất, thành lập các công ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để động viên khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia. Đổi mới, củng cố và nhân rộng mô hình các tổ chức sản xuất, nhất là hoạt động của các tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển, hiện nay đã có 26 Tổ đoàn kết, 10 Tổ hợp tác và 44 cơ sở sản xuất tại Làng nghề; đồng thời phát triển đa dạng các hình thái kinh tế ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp ở địa phương phát triển.Tổng kinh phí thực hiện: (Nguồn kinh phí của nhân dân).
        Tiêu chí 14 về giáo dục: Phát huy có hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức và Trung tâm học tập cộng đồng xã. Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học.Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân; kêu gọi doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất cùng địa phương trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Kết quả: Đã đạt công tác phổ cập THCS, tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp đạt 100%, học lên PTTH đạt 74%, học nghề đạt 12%; tỷ lệ huy động học sinh đến trường của Tiểu học, Mầm Non đạt 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 2392/4394 người, đạt 54,4%. Chất lượng giáo dục (kiến thức, năng khiếu, đạo đức…) được nâng cao, các trường đều có giáo viên, học sinh đạt giải trong các kỳ thi do Phòng và Sở GDĐT tổ chức.

Tiêu chí 15 y tế: Phát động phong trào xã hội hóa trên lĩnh vực y tế làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng và yêu cầu phát triển về y tế. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Duy trì và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn Quốc gia. Mở rộng các hình thức BHYT. Chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo, người có công. Kết quả: Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế có 6.925/8.629 người,đạt khoảng 80,3%. Hoàn thành trạm y tế 2 tầng đưa vào sử dụng, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, thiết bị đang từng bước được trang cấp, đảm bảo công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về ytế, đảm bảo công tác VSMT, phòng chống dịch bệnh và các chương trình phối hợp khác. Trạm Ytế xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia tại Quyết định số 1030/QĐ - UBND, ngày 28/4/2014. Tổng kinh phí thực hiện: 3.300 triệu đồng (Trạm y tế). Tiêu chí 16 về văn hoá: Đã có 9/9 thôn đạt danh hiệu Làng văn hóa. Có 1765/1993 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỉ lệ 88,6%. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội đã phát huy hiệu quả, tập trung xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư tiên tiến. Tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể ở địa phương.
Tiêu chí 17 môi trường: Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân. Xử lý rác thải hợp vệ sinh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo các tác động môi trường. Đầu tư nâng cấp Trạm cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, cải tạo hệ thống thoát nước đảm bảo không để ngập úng khi có mưa to, mưa dài ngày trong khu dân cư. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình được sử dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó có 92% sử dụng nước từ Trạm cung cấp nước sạch, 08% sử dụng nước từ giếng khơi.
        Các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo về môi trường. Không có các hoạt động suy giảm môi trường, thực hiện trồng cây xanh ở nơi công cộng.
       Toàn xã có 01 nghĩa trang được quy hoạch, xây dựng tập trung tại một địa điểm xa khu dân cư trên 500 m. Các thôn thành lập các tổ thu gom rác thải, vận chuyển xử lý rác bằng 02 xe ô tô Cửu Long đưa rác về tập kết tại bãi rác tạm của xã. Ngoài ra, đang nâng cấp đầu tư thêm phương tiện, mua thêm 25 thùng đựng rác công cộng và một số phương tiện khác.
Ảnh: Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương
      Tổng kinh phí thực hiện: Trạm cung cấp nước: 5.530 triệu đồng; phương tiện, công cụ thu gom rác: 750 triệu đồng; các nguồn khác từ DN và nhân dân.
       Tiêu chí 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Tổng số cán bộ xã có 23 người đều đã đạt chuẩn theo quy định. Có 14/23 cán bộ, công chức đã hoàn thành trung cấp lý luận chính trị: có: 13 ®/c; S¬ cÊp: 15 ®/c.
         Tr×nh ®é chuyªn m«n :  Đạt chuẩn theo quy định của  NghÞ ®Þnh sè 92/2009/N§ - CP ngµy 22/10/2009 cña ChÝnh Phñ “Hệ thống chính trị đảm bảo theo quy định; Đảng bộ, chính quyền luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được các tổ chức cấp trên công nhận TSVM; Các đoàn thể chính trị đều đạt tiên tiến trở lên. Xây dựng đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò của người đứng đầu các tổ chức.

Tiêu chí 19 an ninh: Tình hình AN chính trị, TTATXH trên địa bàn ổn định, không có phạm pháp hình sự, trọng án xảy ra. Lực lượng công an xã đã nêu cao trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp thực hiện đấu tranh truy quét tội phạm, xử lý các vụ việc kịp thời không để các tình huống xấu xẩy ra, đảm bảo công tác an ninh trên địa bàn. Xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, khu vực phòng thủ cững chắc.

Năm 2013, công an xã được công an Tỉnh khen thưởng, năm 2014 UBND xã được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Saturday, May 7, 2016

Sơ lược tình hình địa phương xã Cảnh Dương


1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Xã Cảnh Dương thành lập từ năm Quý Mùi (1643), được 7 vị tiên hiền khai khẩn vào lập nghiệp, sinh sống bằng nghề chài lưới. Trải qua quá tŕnh h́nh thành và phát triển 372 năm đến nay làng Cảnh Dương đă có nhiều đổi mới theo ḍng thời gian và lịch sử của dân tộc Việt Nam..
UBND xã được thành lập vào năm 1956, trải qua gần 60 năm phát triển đến nay hệ thống quản lý nhà nước đã được đổi mới, công tác cải cách hành chính có hệ thống đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
Ảnh: Phạm Bá Linh - CD
 1.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội
            Xã Cảnh Dương là một xã ven biển, không có đất canh tác nông nghiệp, nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch, có vị trí địa lý:
- Phía Nam giáp xã Quảng Hưng.
- Phía Tây giáp xã Quảng Tùng .
- Phía Bắc giáp sông Roòn ( Ranh giới giữa 2 xã Cảnh Dương và Quảng Phú).
- Phía Đông giáp biển Đông.
 Diện tích đất tự nhiên 152 ha. Dân số toàn xã đến nay có 1.993 hộ với 8.545 khẩu, địa bàn chật hẹp, dân cư đông đúc được chia thành 09 thôn, có 03 thôn Đông Cảng, Yên Hải, Trung Vũ nằm dọc theo tuyến biển Đông, có 3 thôn Đông Dương, Đông Tỉnh, Thượng Giang nằm dọc theo tuyến sông Roòn. Có cửa lạch thuận tiện cho tàu thuyền ra vào khai thác hải sản. Giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, có chợ Cảnh Dương đáp ứng giao lưu hàng hoá trong cả vùng.

 Là xã thuần ngư có 70% làm nghề khai thác thuỷ sản, toàn xã có 420 tàu thuyền các loại với trên 2.141 lao động nghề cá, số lao động còn lại hoạt động trong lĩnh vực TTCN có chờ́ biến, dịch vụ, thương mại .
Ảnh: Lê Thanh Hải - CD



Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương


         Cảnh Dương là một làng quê địa linh nhân kiệt, có truyền thông lịch sử - văn hóa lâu đời, đã góp phần làm nên một trong "Bát danh hương" nổi tiêng của tinh Quảng Bình, được cách ngôn ghi nhận từ lâu đời: "Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim" (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Bao thếhệ con người nơi đây đã kiên gan, bền chí vượt qua biết bao gian nan, thử thách, biếncố, thăng trầm của lịch sử để tạo lập và xây dựng nên quê hương Cảnh Dương như ngày nay.
          Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Cảnh Dương đã một lòng đi theo Đảng. Những nhà nho yêu nước, những trí thức có xu hướng tiến bộ đã sớm tiếp thu đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, tiếp thu chủ trương khỏi nghĩa của Mặt trận Việt Minh, cùng cả tỉnh, cả huyện đi đầu đứng lên đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, trên tinh thần tự vũ trang để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đồng thời thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hổ Chí Minh, Cảnh Dương kiên cường bám đất, rào làng, chiến đấu "Quyết tử giữ làng", chiến đấu toàn dân, toàn diện, trường kỳ, bảo vệ vũng chắc vùng tự do. Cùng phát huy khí thếQuảng Bình quật khởi, Cảng Dương đã đánh tan những đợt càn quét của giặc Pháp, lập nên những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp thắng lọi, được Nhà nước vinh danh "Làng chiến đấu Cảnh Dương". Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cảnh Dương là một trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ. Vượt lên tất cả sự tàn khốc của cuộc chiến tranh, cán bộ, đảng viên, nhân dân, những người con của quê hương đã đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Với đơn vị trực chiến của dân quân xã, với phân đội vận tải Đảo La và đặc biệt là đội vận tải VT5 Cảnh Dương, biểu tượng của lòng quả cảm và sự hy sinh đã góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mói - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương tiếp tục nỗ lực phân đấu từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương nhằm ghi nhận và tỏ lòng tri ân với những công lao, công hiên của cán bộ, đảng viên, nhân dân Cảnh Dương và chiến sĩ ở mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trên quê hương Cảnh Dương thân yêu, ghi nhận quá trình đấu tranh, trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân qua các thời kỳ cách mạng, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, đưa phong trào cách mạng của nhân dân lên một tầm cao mói, xây dựng quê hương Cảnh Dương ngày càng giàu đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mói đất nước, đó là nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương.
         Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TVV ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 38-CT/TYV ngày 9-8-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Công văn số 41-CV/HU ngày 6-12-2010 của Ban Thường vụ Huyện ủy; Hướng dẫn số 03-HD/TG ngày 13-4-2011 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cảnh Dương lần thứ XXV, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cảnh Dương trong nhiệm kỳ đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo công tác sưu tầm, tổ chức biên soạn để xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương tập 1 (1930-2000).
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, phản ánh trung thực, khách quan quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương. Công trình nghiên cứu có sự đóng góp tích cực, tâm huyết của nhiều cán bộ, đảng viên từng tham gia qua các thời kỳ lịch sử ở Cảnh Dương, với sự quyết tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Chỉ đạo, sưu tầm, biên soạn. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thường vụ Huyện ủy, sự giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo và bộ phận chuyên trách, cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương tập 1 (1930-2000)được hoàn thành.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn còn thiếu thôn, nhiều nhân chứng lịch sử không còn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, Ban Chấp hành Đảng bộ kính mong các cấp lãnh đạo, các bậc lão thành cách mạng, các cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiên để lần xuất bản sau nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cảnh Dương chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo và bộ phận chuyên trách lịch sử Huyện ủy, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện, các đồng chí trong tổ sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách, cùng các đồng chí, đồng bào đã nhiệt tình giúp đỡ để cuôn sách được ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 370 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương (1643-2013), hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Cảnh Dương lần thứ XXVI.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

                                                              BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CẢNH DƯƠNG
                                                                                               BÍ THƯ
                                                                                        Phạm Đình Tiến