Sponsors

Giới Thiệu

Friday, November 21, 2014

Lễ hội bơi thuyền ở xã Cảnh Dương


Năm 2013 kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, hướng tới kỷ niệm 370 năm ngày thành lập làng. Sau hơn một tháng tập luyện và chuẩn bị, ngày 19/8/2008 xã Cảnh Dương đã tổ chức thành công Lễ hội Bơi thuyền Truyền thống năm 2014.
Về Quảng Trạch - Quảng Bình, có dịp dừng chân trên chiếc cầu Roòn vươn mình giữa con sông Loan thơ mộng, hướng tầm mắt hoặc ống kính về phía Đông Nam, bạn sẽ bắt gặp một làng quê trù phú, tàu thuyền đông đúc, đó là xã Cảnh Dương, một địa danh giàu truyền thống cách mạng, phong phú về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trải qua 370 năm khai tạo, nơi đây “phong vũ thuận hoà, sơn thuỷ hữu tình, địa linh nhân kiệt” (Hương phả cổ làng Cảnh Dương).


Năm 2013 kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, hướng tới kỷ niệm 370 năm ngày thành lập làng. Sau hơn một tháng tập luyện và chuẩn bị, ngày 19/8/2008 xã Cảnh Dương đã tổ chức thành công Lễ hội Bơi thuyền Truyền thống năm 2014.

Chương trình gồm có tổ chức mít-tinh kỷ niệm tại xã, dạ hội văn nghệ ở các thôn, dâng hương viếng nghĩa trang liệt sỹ, đình thờ Tổ, Ngư Linh Miếu và phát động đua thuyền. Tham gia tranh tài trên 4 thuyền đua gồm 100 ngư dân có sức khoẻ tốt được lựa chọn từ các thôn.


Cuộc đua được tổ chức thành 4 lượt, buổi sáng 2 lượt, chiều 2 lượt, hành trình mỗi lượt là 4km. Mặc dù thời tiết không được thuận lợi nhưng các vận động viên đã thi đấu rất nhiệt tình. Hàng nghìn khán giả trong và ngoài xã đã về bãi biển Cảnh Dương để xem và cổ vũ các lượt bơi. Giải Nhất năm nay thuộc về chải màu Đỏ của hai thôn Cảnh Thượng - Trung Vũ, Giải Nhì thuộc chải Xanh thôn Yên Hải và Liên Trung các đơn vị khác dành Giải Ba và Giải phong cách.


Được giữ gìn hàng trăm năm, trở thành món ăn tinh thần của người dân và có sức hút lớn đối với du khách. Thi bơi thuyền ở Cảnh Dương là một Lễ hội truyền thống được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ, thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng 8 và quốc khánh 2-9.

Theo cách nói của bà con là để chào mừng ngày Tết độc lập. Háo hức nhất là một tháng luyện tập và chuẩn bị, ngày bơi thuyền cả làng náo nhiệt, rộn rã, ai nấy quên cả ăn uống để thưởng thức đua thuyền.

Các bà các chị áo quần ướt dầm thi nhau vẫy nón reo hò cổ vũ các đội bơi. Du khách gần xa tới đây cùng hoà chung trong sự náo nức mê say đến mãn cuộc vẫn chẳng muốn về.


Kết thúc hội bơi, dư âm của nó sẽ còn là đề tài sôi nổi cho mọi người đến cả tháng sau.

Trong chương trình các hoạt động kỷ niệm 365 năm ngày thành lập làng, tổ chức thành công lễ hội bơi thuyền năm nay, một lần nữa cô bác ở địa phương tiếp tục khẳng định và giữ gìn môn thể thao văn hóa đầy tính nhân văn này.



Từ đâu hai tiếng Cảnh Dương
Từ ai khai tạo quê hương buổi đầu
Ba trăm sáu lăm năm sau
Cháu con đoàn kết tiếp nhau giữ gìn

Giữ gìn lễ hội bơi thuyền cũng chính là trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống quý báu mà các thế hệ tiền bối đã sáng tạo nên trong quá trình khai khẩn, kiến lập quê hương.

Đối với những người đi xa, khi nhớ về quê hương không thể nào quên được những mùa lễ hội của quê nhà, chính đó là những ấn tượng đẹp đẽ để dù ở nơi nào chúng ta luôn tự hào và mến nhớ về quê hương.

Cảnh Dương - Nơi nhạc sỹ Hoàng Vân đã cảm mến mở đầu cho ca khúc của ông: “Từ quê hương em, điệu hò khoan".
 Nguồn sưu tầm








Zing Blog







Zing Blog

0 comments:

Post a Comment