Sponsors

Giới Thiệu

Thursday, December 28, 2017

Lịch sử hình thành và phát triển xã Cảnh Dương



Lễ giỗ tổ thành lập làng Cảnh Dương
Lịch sử hình thành xã Cảnh Dương trải qua nhiều thời kỳ và quần tụ ngày càng đông đúc, đa dạng về họ tộc, quá trình nhập cư trong cộng đổng thống nhất, góp phần hun đúc truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống đoàn kết, kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, chịu thương, chịu khó của người dân nơi đây.

Sơ khai: Từ Đông chí năm Quý Mùi (1643) đến mùa Hè năm Quý Tỵ (1653) có 19 vị tiền khai khẩn và đổng khẩn quê ở Cảnh Dương trang, thuộc phủ Đức Quang, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, cửa biển làng Thuần Thần, thôn Bắc Hà, châu Bố Chính (tức tả ngạn cửa sông Roòn - Quảng Bình ngày nay). Họ kết nghĩa anh em, cùng nhau tạo lưới vó làm nghề đánh cá, lập nên nhà cửa, đào giếng phía đông (gọi là giếng Đông) và cùng cư trú. Qua hơn 12 năm cư trú, lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, các vị tiền khẩn và đổng khẩn cho rằng: "Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể lập làm xã hiệu được" . Với vốn sống và tầm nhìn sâu rộng, qua làm ăn tìm hiểu tình hình mọi mặt trên thực địa, các ông đã đổng tâm nhất trí, chọn Lòi Mắm làm noi định cư nên đã khẩn trương đưa ra kế hoạch và nhanh chóng di chuyển từ Cồn Dưa qua Lòi Mắm (tức Cảnh Dương ngày nay). Tháng 2 năm Ất Mùi, tức năm Thịnh Đức thứ ba (1655), các vị cùng nhau di chuyên qua song, dòi đến xứ Lòi Mắm dọc bờ kênh làng Di Phúc, dựng năm ngôi nhà, đào hai giếng để sinh sông, từ đó chung lòng lập nghiệp . Lòi Mắm vốn là địa phận của Di Lộc, lúc đó còn hoang vu, cư dân Di Lộc chủ yêu sống bằng nghề nông nghiệp. Vùng Lòi Mắm không phải đất sản xuất nông nghiệp, mà là quê hương của các loại cây nước mặn, đước, giá, sú, mắm và các loại dã tràng, cua cáy, cùng với cát trắng và ba bề sông biển, không có cư dân sinh sông. Do vậy, vùng Lòi Mắm là địa bàn phù hợp với nghề ngư nghiệp, mở thế làm ăn lâu dài cho cư dân Cảnh Dương theo nghề chài lưới, vận chuyển đường thủy, buôn bán,... Địa danh các xã từ xa xưa với nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều làng có chữ đầu tiên là "Kẻ" như: làng Di Luân gọi là "Kẻ Phường", làng Phúc Kiều gọi là "Kẻ Roòn", làng Cảnh Dương được gọi là "Kẻ Xã". Sau khi chính thức định cư tại Lòi Mắm, tháng 4 năm Mậu Tuẩt, tức năm Thịnh Đức thứ sáu (1658), các vị tiền bối bao gồm Nguyễn Văn An, Đỗ Phú Thanh, Phạm Khắc Hoành, Trương Văn Pháo, Ngô Cảnh Xuân đổng nhất đặt tên làng là Cảnh Dưong. Như vậy, xã Cảnh Dương được công nhận đơn vị hành chính từ đòi Lê Thần Tông (triều đại Lê - Trịnh) năm Mậu Tuẩl (1658). Tên làng Cảnh Dưong vẫ được giữ từ ngày thành lập đến nay.

Lễ thượng cờ ngày giỗ tổ
Thời kỳ Cách mạng: Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Cảnh Dương thuộc vùng tự do nằm trong chiến khu kháng chiến chống thực dân Pháp vùng Roòn, bắc Quảng Trạch. Tháng 7-1947, thực hiện chủ trương của ủy ban kháng chiến hành chính huyện, xã Cảnh Dương cùng sáp nhập lập xã Hòa Trạch.

Toàn Cảnh nhà Đình thờ tổ xã Cảnh Dương

 
Người viết bài: Anh Tài Cảnh Dương 
Một số hình ảnh tư liệu: