Sponsors

Giới Thiệu

Monday, May 9, 2016

Dân chài lưới xã Cảnh Dương

Ảnh: Tác Giả
Xã Cảnh Dương trải dài bên bờ biển. Những người khai khẩn từ bắc Đèo Ngang vào là cư dân cá những làng biển cho nên người dân nơi đây ngay từ đầu lập làng đã sinh sống bàng nghề chài lưới. Biết khai thác nguồn lợi cá biển phục vụ cho đời sống cá mình. Ở một vùng đất mới có thể nói là hoang sơ đến mức nghe:
‘‘Tiếng chim kêu cũng sợ
 cá vẫy vùng cũng kinh”
Vậy mà tổ tiên ta vẫn bám trụ, làm ăn xây dựng nên làng xóm. Từ đời này qua đời khác người dân Cảnh Dương truyền nghề cho nhau làm nên một làng biển trù phú. Người nơi khác đến đây đều cảm nhận được điều này. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhạc sĩ Phạm Văn Trừng đã có bài ca ngợi làng chài lưới:
“Cảnh Dương đây xóm làng dân chài lưới
Sống êm đềm bên bờ biển cá bao la
Ngày ngày ra khơi lưới tung mặt nước
Lúc ôn hoàng trở về thôn xa
Khoang cá đầy cá nhà vui ấm no"
Từ cửa biển Cảnh Dương nhìn ra ngoài trùng khơi có một hòn đảo nhỏ cũng gọi là Hòn Ông. Hòn Ông còn có tên gọi khác là hòn Gió mờ ảo trong sóng nước mênh mông cá đại dương. Đảo này liên quan đến một truyền thuyết còn lại đến ngày nay, giúp ta hiểu về mối quan hệ cá cư dân phía nam Đèo Ngang có nguồn gốc từ các địa phương Thanh Nghệ trong các cuộc di dân từ Bắc vào Nam. Sách “Cảnh Dương chí lược” chép: “Thuở trời đất mới tạo lập, vợ chồng thần biển sống yên vui, hạnh phúc. Ngày ngày vợ chồng quăng chài thả lưới, sinh con đàn cháu đống, nào đảo to, đảo nhỏ khắp biển bờ đất nước. Thế mà về sau, thần sinh ra trái tính trái nết, thường cãi vã lẫn nhau. Lúc đầu chỉ nhăn mặt, cau mày, bầu trời u ám. Một hôm thần bồng nổi cơn thịnh nộ, long cây lở cối, sóng nước ầm ầm. Sáng ra người ta thấy cửa nhà thần tan nát. Sập (giường) vắt lên tận cửa Nhượng ở Hà Tĩnh nên người đời gọi là hòn Sập. Rương (cái hòm đựng đồ) vắt lên tận cửa Khẩu nên gọi là hòn Rương (hay là hòn Thanh Dương). Bếp núc vất ở Roòn, còn chén bát nhận chìm ở cửa Nhật Lệ. Mệ (vợ thần biển) bỏ nhà ra tận biển Thanh Hoá - gọi là hòn Mê. Ông (thần biển) ở lại vùng biển này ở tít ngoài khơi nên gọi là hòn ông”. Truyền thuyết giải này thích nguồn gốc tên đảo hòn Ông mà còn giải thích về nguồn gốc các đảo hòm Mê ở Thanh Hoá, hòn Sập, hòn Thanh Dương ở Hà Tĩnh. Ba tỉnh khác nhau nhưng ba hòn đảo có chung một nguồn gốc là gia đình thần biển ở Quảng Bình. Truyền thuyết cũng giúp ta hiểu cư dân miền biển từ lâu đời sống bằng nghề quăng chài thả lưới để kiếm sống.

Ảnh: Phạm Bá Linh
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài hơn một trăm kilômét từ mũi Đọc ở Đèo Ngang (giáp giới Hà Tĩnh) phía bắc vào đến mũi Lạng ở Cửa Tùng (Quảng Trị) phía nam là bộ phận cuối cá vịnh Bắc Bộ. Nói chung biển Quảng Bình không sâu lắm. Vùng biển phía bắc có nhiều rạn đá san hô ngầm. Là nơi cư trú hết sức thuận lợi cho mọi sinh vật biển sinh sôi nẩy nở. Vì rạn san hô ngầm cũng là nơi tích tụ nhiều thức ăn thích hợp cho chúng. Các mỏm rạn tập trung nhiều thứ cá nhỏ. Ông Trần Đình Vĩnh gọi biển ngoài khơi Cảnh Dương là “biển Cảnh Dương” vì đúng ra từ xưa vùng biển này chủ yếu là người dân Cảnh Dương quanh năm đánh bắt cá được các tác giả sách “Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình” năm 2001 trích lại: “Ở biển Cảnh Dương còn có một cái vũng, thường gọi là vũng Chùa:
Gió bắc thì dựa vũng Chùa
Gió nồm dựa Chụt, bổn mùa như ao
Từ vũng Chùa đi ra có ba hòn đảo, tạo thành một thế chân vạc, một bức bình phong che chắn gió mùa đông bắc cho cá vùng biển phía bắc Cảnh Dương trở ra. Đó là đảo Nồm, đảo Côn và đảo La... Nhìn ra khơi cá biển Cảnh Dương ta thấy một hòn đảo mù tít, đó là hòn Ông. Có nơi gọi là hòn Gió, là bởi nó thường thay hình đổi dạng theo gió nước. Có khi ta nhìn như cái chóp, có khi ta thấy như cỗ xôi, có lúc lại mang hình cái nấm”.
Phía nam Cảnh Dương không có rạn ngầm nên cá từ khơi vào lộng đi thẳng vào bờ làm nên những mẻ cá lớn cho ngư dân. Biển, những ngày trời lặng gió như một bức tranh khổng lồ với màu xanh ngọc bích. Những đợt sóng lăn tăn vỗ bờ rì rào trong nắng. Xa xa bảng lảng những hòn đảo cho chân trời thêm rộng bao la, cho biển thêm huyền ảo. Nhưng những ngày gió to bão lớn biển nổi cuồng phong vô cùng hung giữ. Người vùng biển luôn phải đối mặt với những trạng thái trái ngược cá thế giới tự nhiên. Từ xa xưa Hương ước cá làng đã ghi nhận công việc làm nghề chài lưới và mối quan hệ giữa những người cùng nghề: “Trong làng việc đi biển đánh cá đều theo thứ tự phân định, nếu ai xằng bậy, tham lam, hoành hành bị làng phạt một con heo, giá tiền xưa năm quan. Dân làng theo đó làm ăn, không được giành dựt người ngoài, gây nên sinh sự thì bị xét xử, nếu người ngoài giành dựt đoạn cá thì kẻ cùng thấy biết phải trình xét xử, kiện thưa thế nào thì cá làng cùng chịu, nếu ai ẩn tình suy bì thì kẻ bị hiếp đáp trình làng và theo lệ khoán phạt một con heo, giá tiền xưa ba quan”
Hướng ra biển để sống bao đời nay nên họ biết rất rõ từng vị trí từng ngư trường đánh bắt, từng mỏm núi dế hành trinh, biết đặc điểm thời tiết, từng con nước dể ra khơi vào lộng, sống bàng nghề chài lưới người dân miền biển nhìn thứ gì cũng thấy cá. Dân Cảnh Dương ví rạn ngầm từ cửa sông Ròn trở ra giống như hình dáng con cá chim, đầu rúc vào vũng Chùa, xoè đuôi ra, vào tận đông Bắc cửa sông Gianh. Rạn ngầm có nhiều khối, hình thù, cao thấp từng rạn khác nhau. Chỗ thấp chỗ cao thất thường dặc biệt là khối rạn gần hòn Lố nhiều tầng nhiều lớp tạo nên nơi ẩn nấp cá các luồng cá. Quá trình đánh bắt cá người dân Cảnh Dương phát hiện thời gian nào loài cá nào có nhiều ở vùng nào và đúc kết thành câu thành ngừ: “Tháng tám hòn La, tháng ba hòn Lố”. Trần Đình Vĩnh giải thích: “Tháng tám hòn La tháng ba hòn Lố” là cá quá trình (đánh bắt cũng như thời gian xuất hiện). Tháng chạp, tháng giêng cá thu, cá ngừ, cá chôi rong chơi. Tháng hai tháng ba rêu mọc, khu rạn ngầm như trải đệm theo mùa. Cá thu, cá dưa, cá hàm hương, một loại đặc sản truyền thống. Tháng năm, tháng sau cá chuồn đẻ trứng. Tháng bảy, tháng tám cá chò vỏ, cá róc bà béo ngậy. Còn tôm hùm, còn mực ống, còn hải sâm... mùa nào thức ấy”.

Ảnh: Phạm Bá Linh
Sống với biển người dân Cảnh Dương thuộc từng mỏm núi làm tiêu cho mình trong cuộc hành trình hết ngày này qua tháng khác hết mùa này sang mùa khác. Từ xa xưa khi chưa có la bàn thì những mỏm núi giúp họ tìm ra phương hướng đến với những ngư trường quen thuộc. “Nhật trình đi biển” là bài vè tổng kết kinh nghiệm được truyền tụng trong dân gian:
Lạch Ròn sóng vỗ chan hoà
Nghe thuyền tấp nập đậm đà quê hương
Nào ai xuôi ngược dặm trường
Nhật trình mới dặn yêu thương dãi bày.
Anh em buồm lái lèo mây
Xem trời lấy nước, tốt trời thì ra
Gió tây ba cánh chan hoà
Trông ra khơi từ đó hòn Ông
Ngoài hòn Ông, trong là hòn Lố
Ngàn Hoành Sơn lồ lộ cao phong
Chạy ngang ngọn núi đứng trông
Kênh hàn ngó Chỗ, mũi Rồng xê ra
Vũng Chùa cho ấy đã qua
Màu xanh xanh ngắt hòn La đã gần
Ngoài hòn La trong thì hòn Cở
Đền mũi Ông đã rỗ lung linh
Nước triều chảy xiết tháng kênh
Vĩnh Sơn cát trắng quyện tình sao quên
Chạy qua ngoái lại đứng nhìn
Kìa hòn núi Đọc nằm bên Quán Bò
Sống bằng nghề chài lưới bao đời người dân miền biển gần gũi với các loài cá, thuộc tính nết, nhớ đặc điểm cá từng loại cá. Tên của các loài cá gần với tâm tư tình cảm, đời sống cá người lao động. “Vè con cá” diễn tả thật sinh động, thật gần gũi thân thưong cá con người với các loài cá. Biết đặc tính cá từng loài, đặt cho nó những cái tên gần với đời sống sinh hoạt cá con người:
Cá biển có bầy là con cá đục
Cắt ra nhiều khúc là con cá chình
Trai gái rập rình là con cá he
Chồng nói vợ nghe là con cá mác
Chung tiền đánh bạc là con cá cờ
Tối ngủ hay sờ là con cá ngứa
Ngày ăn hai bữa là con cá cơm
Ăn chẳng kịp đơm là con cú hấp
Rủ nhau lên dốc là con cá leo
Miệng thở phì phèo là con cá đuối
 Nhọn mồm nhọn mũi là con cá déc
 Nấu ra nhão nhẹt là con cá khoai
Hay ăn trộn ngoài là con cá nhảm
 Ngồi chờ chúng hạn là con cá cằn
Già rụng hêt răng là con cá móm
 Bộ đi lọm khọm là con cá bò
 An chủng biết no là con cá nốc
Có gai trên óc là con cá ngạnh
Có hai cái cánh là con cá chuồn
 Rủ nhau vào buồng là con cá ngộ...


Về tên gọi các loài cá có thế từng vùng miền, địa phương khác nhau nhưng điều người dân biển Bắc nhở nhau là tình yêu với nghề biển gắn bó chăm chỉ làm ăn thì nghề không phụ:
Đi khơi về lộng
Tôm cá còn nhiều Nghề biển đáng yêu
Chăm làm sẽ sống.

Tổng kết từ bao đời sự hiểu biết về thế giới biển, người dân Cảnh Dương chế tạo ra nhiều loại lưới, nhiều cách câu và nhiều cách đánh bắt các loại hải sản khác nhau suốt năm này qua năm khác để nuôi sống gia đình và cung cấp cho các địa phương xung quanh.
Nguồn: Văn hóa xã Cảnh Dương

1 comments:

Mgm Casino no deposit bonus codes for November 2021
We 김천 출장샵 have tested the casino bonus code Mgm online 경주 출장마사지 and gave 동두천 출장안마 you an awesome no 서귀포 출장안마 deposit bonus worth £50. Read this and learn how 포항 출장샵 to play and

Post a Comment