Sponsors

Giới Thiệu

Friday, January 5, 2018

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 8) - Phong tục sinh hoạt Cảnh Dương


Phong tục sinh hoạt
Người Cảnh Dương tự hào về mảnh đất sông Loan, núi Phượng:
"Sông Loan, núi Phượng hữu tình
Bảng vàng, ấn ngọc, phân minh chầu về"
(Vè Cảnh Dương)
Nhờ ông cha Cảnh Dương có định hướng đúng về làm ăn kinh tế từ những ngày đầu lập làng, cùng với tinh thần lao động cần cù, năng động, sáng tạo của dân làng từ nghề chài lưới, rồi mở mang thêm nghề chế biên hải sản, đặc biệt là nghề chế biến nước mắm, mở rộng giao lưu buôn bán cùng nghề hàng hải, đóng ghe thuyền, nên cuộc sông của người dân Cảnh Dương ngày càng hưng thịnh, ít có những biên cố, thăng trầm lớn.
Biết coi trọng lao động nên lóp ngưòi nào ở Cảnh Dương cũng làm việc rất cần cù, chăm chỉ. Đàn ông vốn chân thuyền, tay lưới, vào lộng, ra khoi, đàn bà đòn gánh đè vai, thức khuya dậy sớm, buôn thúng bán mẹt, cối xay chày đạp; thương gia vào thùng ra chảo, lên xe xuống ngựa, buôn ghe bán mành, cần cù lam lũ. Tầng lớp nho học, trí thức trung thực, nhân đức, thức thời, sớm trở thành tầng lớp học thức có công đức của làng. Đội ngũ thanh niên trai tráng khỏe mạnh, năng động, hiếu học. Đó là những nét đặc trưng xuyên suốt của con người Cảnh Dương, là nguồn động lực cho Cảnh Dương xây dựng làng quê trù phú, có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần phong phú, xứng danh là làng quê văn vật.
Tuy làng quê Cảnh Dương không sản xuât nông nghiệp nhưng luôn đầy đủ các loại lương thực, nông sản, ngũ cốc đáp ứng nhu cầu cho nhân dân.
Bữa ăn uống thường ngày của người dân tương đối đạm bạc, nhưng với bàn tay khéo chế biến của chị em phụ nữ nên vân bảo đảm về chất lượng. Những ngày giô, chạp hoặc khi có dịp tiếp khách, với tâm lòng thành cùng kỹ thuật chế biến các hải sản, bữa cô chạp có những món ăn ngon, bổ, quý, khách một lần được thưởng thức thật khó quên.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, việc ăn độn sắn, khoai đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình, kể cả trong những gia đình khá giả, trừ người già và trẻ em thì được phần ưu tiên.
Quần, áo mặc hằng ngày của ngưòi dân lao động thường được sản xuât từ các loại vải mòi, vải tám, được mua ở
Đơn Sa, Thuận Bài, Trung Thôn, vải màu trắng được nhuộm nước củ nâu, phơi nắng nhiều thành màu nâu bầm hay nâu non. Độ màu đậm nhạt tùy theo số lượng lần nhuộm nhiều hay ít.
Khi có ngày lễ quan trọng, các bậc chức sắc, trưởng lão, tiên chỉ làng thường mặc áo dài khăn đóng, chị em thanh nữ khá giả, chị em bán hàng xén mặc có phần diện hơn (đầu bịt khăn nhiễu hoặc nhung, xếp thành nếp nhỏ, ngực đeo yếm lụa màu, lưng thắt dải lụa, bên trong áo khách, bên ngoài áo dài, màu sắc tương phản không trùng màu). Đặc biệt, phụ nữ Cảnh Dương lúc bâ'y giờ khi đi ra đường không ai mặc áo khách, họ đều mặc áo dài nhưng lại không gài cúc áo, nếu gài cúc áo dài thì chiếc yếm đào và chiếc áo khách duyên dáng sẽ bị che lâp không tôn lên được vẻ đẹp của họ, yếm chéo trên cổ kiềng dây thắt, phần thân có dây choàng lưng, đáy yếm xéo nhọn dài quá lưng quần che rốn.
Quần vải màu đen trở thành thông dụng đối với phụ nữ, áo dài được nhuộm nâu cũng là sở thích của người lao động, buôn bán. Những người sang hơn, có sở thích ăn diện như thanh niên, chị em bán hàng xén, học sinh chuyên dùng vải "quyến dơ xăng", thường gọi là láng 200 và láng đen "chữ hảo" để may quần áo dài và áo bà ba (áo ngắn, áo khách).
SỐ người mặc âu phục trước Cách mạng Tháng Tám 1945 rất ít. Giáo viên, công chức cũng chỉ mặc áo dài đen bằng vải lương hay xa tanh, quần vải quyến, tóc rẽ, mũ bê-rê hay mũ cối, đi guốc, hãn hữu mới đi giày da hoặc xăng đan.
Ở Cảnh Dương, nhà ở cũng có nhiều loại khác nhau:
Loại nhà ngói kiểu cổ, nhà làm theo kiểu ba gian hai chái, tiền khách hậu chủ, thượng nao hạ táu, mỗi vài có bốn đền năm hàng cột, có bốn hàng cù nối ra mặt hiên được chạm ữổ công phu. Bao quanh nhà là các bức tường đá, san hô, hai bên tả hữu có cửa sổ nhỏ. Nhà mái lợp bằng ngói mâu, đến thập niên 1940 của thế kỷ XX mới dùng ngói "hưng ký". Loại nhà này cũng chỉ chiếm 1/3 số nhà trong làng, thuộc những gia đình quyền quý, giàu có.
Loại nhà gỗ mái tranh có kết câu gần giống loại nhà ngói, chỉ khác ở chỗ đòn tay, rui mè bằng tre, mái lợp tranh, còn cột kèo bằng gỗ. Một mái nhà tranh lợp tốt, đúng kỹ thuật có thể sử dụng được 10 - 15 năm mói phải sửa chữa lại. Trước mặt tiền nơi nước mưa đổ xuống có hệ thống ba hoặc năm tấm rèm thanh nhã, để rèm thẳng đứng che mưa, gió. Tường vách bằng đá san hô hay ữe đan, ván ghép tùy theo kinh tế của gia đình.
Loại nhà này chiếm khoảng 1/3 số nhà trong làng, chủ nhân là gia đình ữung lưu, các nhà nho, hương lý, chủ thuyền nhỏ.
Loại nhà ữanh vách nứa cũng chiếm 1/3 số nhà trong làng, câu tạo đơn sơ bằng tranh, tre, mây, lạt.
Hầu hết các nhà đều có sân và tường bao quanh nhà bằng đá san hô - nguyên liệu chủ yêu ữong xây dựng, đá san hô cũng là nguyên liệu để nung vôi.
Người Cảnh Dương từ Nghệ An vào định cư lập nghiệp ờ Lòi Mắm (thuộc làng Di Phúc - nay là làng Di Lộc, xã Quảng Tùng), mang theo cả vốn liếng văn hóa của một vùng quê nghìn năm lịch sử. Hơn nữa, đó là chiếc cầu nối tiếp nhận, giao thoa văn hóa đàng trong và đàng ngoài trong thế kỷ XVII.
Theo dòng chảy của thòi gian, từ công việc làm ăn, từ ngày lập làng, dựng đất vói các sinh hoạt cộng đổng làng xã, gia đình, người dân Cảnh Dương đã gây dựng cho mình nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian mới, đậm đà sắc thái một địa phương miền biển.

Kho tàng văn học dân gian của Cảnh Dương có nhiều thể loại khác nhau như tục ngữ, câu đối, ca dao, hò vè, truyện kể. Trò chơi dân gian truyền thông có boi ữải, đánh cờ người, nâu cơm thi, cơm cần, kéo co, chạy thẻ cưóp cờ, bịt mắt bắt dê, chọi gà, ném vòng cổ chai, ném đầu vịt,...
Ngày nay, phương thức tổ chức những sinh hoạt văn hóa dân gian, trò choi dân gian không còn quy mô với nhiều loại hình như trước, nhưng những câu hò, điệu hát, lòi ru, truyện kể, những trò chơi cổ truyền trong lễ hội của làng theo năm tháng vân còn sức hấp dẫn, đã thâm đâm trong tâm khảm, hóa thành tình yêu quê hương, đất nước từ ông cha cho đến thế hệ con cháu Cảnh Dương ngày nay.
Chèo cạn - hò chèo cạn (hay hò Đức Ông) thường gắn với lễ hội cá Ông voi, cầu ngư, hình thức làn điệu thường giống nhau, chỉ khác nhau về nội dung lời ca.
Chèo cạn là chèo trên bờ, bao giờ cũng có con thuyên tượng trưng. Thuyên dựng bằng tre, cót, giây bổi và được tô vẽ như một con thuyền thật. Dưới con thuyên được bố trí một bộ phận để có thể di động được.

Văn hóa diên xướng dân gian của Cảnh Dương xưa có phường chèo cạn, họ là những người lao động, có chút ít năng khiếu văn nghệ, giọng hát tốt, đội hình gồm từ 8-12 người, do một người cầm trịch đổng thời là người lĩnh xướng lão luyện vê các làn điệu, có năng khiếu sáng tác, ứng khẩu linh hoạt.
Khi diễn xướng sử dụng ba làn điệu: hò khoan, hò hụi, hò ý giao; diên xướng theo động tác lao động chèo thuyên, tay đưa chèo chân nhún nhẩy theo nhịp hò, tạo nên tiết tấu dồn dập, manh mẽ, khỏe khoắn. Điệu hò mang nhip thở của người kéo lưói, cùng lòi xướng của người hò cái và giọng "xô con" của nhiều ngưòi ngân vang làm cho không khí ngày hội thêm náo nhiệt. Chính trong những lần diên xướng như vậy, nhân dân Cảnh Duong đã sáng tạo ra được nhiều làn điệu dân gian phong phú.
Chèo cạn Cảnh Dương là một lễ hội dân gian độc đáo của vùng biển miền Trung. Ngày nay, lê hội chèo cạn có phần mai một, nhưng các làn điệu dân ca và phương thức trình diên của chèo cạn vẫn được nhân dân Cảnh Dương yêu thích. Đội chèo cạn xã Cảnh Dương vân hoạt động, đã từng đi biểu diễn nhiều noi, được Sở Văn hóa - Thông tin Bình - Trị - Thiên cấp bằng khen trong hội diễn văn nghệ dân gian truyền thống năm 1989.
Ớ Cảnh Dương cũng có hò ru con theo thể thơ lục bát, nhưng khác với hò ru con của nhiều làng quê khác ở Bình - Trị - Thiên về tiết tấu và tiếng động, sử dụng các cụm từ "hò hẻ, hò he", "bổng bổng, bổng bông" làm tiếng đệm mở đầu và kết thúc một câu hò. Hò ru con ở Cảnh Dương không ngân dài, nhịp điệu của nó đều đặn nhưng nhanh hơn, bổng bềnh hơn, tựa như cánh võng trưa hè .
Qua câu hò, lời ru ta thây đuợc sự thông minh trong bát vận, đổi ý, các ý tứ gửi gắm trong câu hò, nét dịu dàng trong lời ru điệu hát. Nội dung chủ yêu vân là đề cao trung hiểu, hết, nghĩa; đề cao cái thiện, căm ghét cái ác; đề cao nghĩa cử hào hiệp, khinh ghét kẻ hẹp hòi, ích kỷ; đề cao lòng nhân ái khoan dung, ghét kẻ bất nhân, bất nghĩa, bội bạc, vong ân, vong tình.
Những sinh hoạt dân gian cùng đạo lý sông đẹp, sông cao thượng đã dần vun đắp nên phẩm chất con người Cảnh Dưong. Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, xã Cảnh Dưong đã có những người con, những cán bộ, lãnh đạo đóng góp công sức, trí tuệ góp phần xây dựng, phát triển đất nước, quê hưong.
Với những gì có được hôm nay về dân trí, nhân lực được đào tạo ngày càng cao, nhân tài đang được bổi đắp, Cảnh Dưong đã có thêm nguồn lực mới để vững tin bước vào thời kỳ mới. 
cửa biên Cảnh Dương là căn cứ thủy quân và quân Trịnh. Làng mạc, quân doanh đan xen quân binh, dân làng hòa mục đã góp phần hình thành cốt cách con người ở một vùng quê ven biển có khí phách hiên ngang, chính trực của võ nghiệp; lại có tính cách lịch lãm, thông minh, nền nếp gia phong trong thuận ngoài hòa, có lối ứng xử lễ phép kính trên, nhường dưới và có truyền thống hiếu học. Nhiều người con của vùng đất này đã trưởng thành và đỗ đạt thành tài.
Tiến sĩ Phạm Chan - hiệu Tô Trai, xóm Thượng Tự (xóm Chùa), năm 25 tuổi đã đô đệ tam giáp đổng tiến sĩ xuẩt thân. Khi thực dân Pháp xâm lâín Nam Bộ, ông trân thủ đồn Vĩnh Long, Gia Định. Ngày 25-2-1860, đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương, tán lý Nguyễn Duy tử trận, án sát Phạm Chân tuẫn tiết, vốn là võ quan nghĩa cử tiết liệt, văn nhân khẳng khái, chính trực, ông là người mở đại khoa cho làng, tên tuổi được các nhà khoa bảng ghi công đầu để các thế hệ sĩ tử trong làng noi theo.
Bài viết và biên soạn lại

0 comments:

Post a Comment