Sponsors

Giới Thiệu

Wednesday, January 10, 2018

Nghề làm nước mắm truyền thống ở xã Cảnh Dương | Bảo tồn và phát triển


Biển Cảnh Dương - Tác giả: Anh Tài
Nghề làm nước mắm truyền thống ở xã Cảnh Dương
Trong các làng xã có truyền thống lâu đời ở mảnh đất Quảng Bình phải kể đến xã Cảnh Dương (trước đây thường được gọi là làng) - vốn được dân gian xếp vào một trong “Bát danh hương” của tỉnh Quảng Bình (Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, cổ, Kim). “Cảnh Dương nằm trên một bán đảo, phía đông là biển cả bao la, phía tây là canh Xuân Sơn lịch sử, phía bắc là sông Roòn, phía nam là bãi cát vàng vút mắt” diện tích l,53km2, mật độ dân số lên đến 4.777 người/km2, Cảnh Dương được xếp vào một trong những địa phương trù phú, sầm uất bậc nhất của huyện Quảng Trạch, tình Quảng Bình.
 
Theo sách “Cảnh Dương chí lược”, người làng Cảnh Dương cư trú tại cửa sông Roòn từ năm Quý Mùi (1643 đời vua Lê Chân Tông), nguồn gốc từ trang Cảnh Dương, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An di cư vào2. Làng Cảnh Dương được xem là vùng đất khoa bảng, địa linh nhân kiệt của tỉnh Quảng Bình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo mà không nhiều vùng đất của Quảng Bình có được, đặc biệt là những sinh hoạt cộng đồng ở đình làng, chùa làng, những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa cổ xưa.

Biển Cảnh Dương được xác định là khu vực cuối của vịnh Bắc Bộ, sóng không mạnh



Một cơ sở sản xuất nước mắm tại xã Cảnh Dương như biển phía nam của tỉnh, rất thuận lợi cho các loại cá nhỏ phát triển. Theo sách “Địa lý Quảng Bình”, trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình khá lớn, “với tàu 250CV cứ một lần buông lưới ở Quảng Bình đạt trung bình từ 152-255 kg/ha mặt nước, trong khi đó ở biển Thừa Thiên Huế chỉ đạt 40 kg/ha mặt nước.. .” Đặc biệt, nơi đây có các rạn san hô ngâm, được kết tinh thành từng khối lớn, thuận lợi cho sinh vật biển sinh sôi, nảy nở. Vì vậy vùng đất này giàu có về sản vật, đặc biệt là những loại cá nhỏ dùng để chế biến nước mắm như cá cơm, cá nục, cá trích, cá lầm, cá tho...

Người dân nơi đây ngoài sự cần cù chịu khó còn rất linh hoạt, khéo léo. Do đặc thù là làng biển thuần túy, không có đất đai rộng rãi, thuận lợi như những nơi khác nên người dân Cảnh Dương chỉ sinh sống bằng nghề biển, dựa vào biển, vì vậy họ yêu biển theo cách riêng của mình. Đàn ông thì đi biển, phụ nữ thì buôn bán.

Ngoài công việc buôn bán sản phẩm do chồng, con hay những người thân trong gia đình mình đi biển về, phụ nữ Cảnh Dương còn mang cá, tôm, nước mắm... đến những vùng đất khác để bán hoặc ngược lại khiến không khí buôn bán ở làng luôn rất tấp nập và khẩn trương.

Ở xã Cảnh Dương, nếu theo lịch sử hình thành làng xã đã đề cập đến ở trên thì năm 1643 xã Cảnh Dương được hình thành. Trong khi đó, “Đời Cảnh Trị, Lê Huyền Tông (1633-1671), làng ta đã chịu thuế mắm Hàm Hương... năm canh Tuất (1671) phải nạp 400 chĩnh. Năm Giáp Tuất (1764) thuế mắm Hàm Hương 400 chĩnh”4, cho thấy nước mắm Cảnh Dương (Hàm Hương) đã trở thành một thương hiệu được cả nước biết đến ngay từ ngày đầu của lịch sử khai khẩn làng xã nơi đây.

Nước mắm Hàm Hương là loại nước mắm được làm bằng một loại cá nhỏ, quý hiếm ở cửa sông Roòn gọi là cá Hàm Hương (có tài liệu gọi là Long Chính ngư)5. Loại cá này có màu hồng trong suốt, hàng năm chỉ xuất hiện trên vùng biển này vài tháng. Đánh bắt được cá Hàm Hương đã khó, việc chế biến thành nước mắm lại càng công phu, phức tạp, chỉ những người có tay nghề thành thạo mới chế biến được thứ mắm vừa thơm lại vừa ngon để mang đi cống ngự. Chính vì vậy, không ít câu chuyện, giai thoại gắn liền với món ăn mang “quốc hồn quốc túy” của mảnh đất Cảnh Dương. Sự trầm tích của văn hóa ở Cảnh Dương xét về một phương diện nào đó cũng là sự trầm tích của nghề làm nước mắm ở mảnh đất “danh hương” này.

Để chế biến ra loại nước mắm có màu hổ phách, sánh, có mùi thơm đặc trưng, người dân Cảnh Dương phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt, kỹ lưổng từ khâu chọn cá, muối đến dụng cụ chế biến cũng như thời gian ủ cá.

Muối dùng để muối cá phải là loại có hạt to, đều, không pha tạp chất. Muối mua về

thường được đổ trên nền nhà xi măng khô ráo từ 5 đến 10 ngày để cho muối rỉ ra hết chất đắng. Sau đó, người ta cho muối vào các chum, hũ đưa vào kho cất giữ khoảng hai đến ba năm mđi đem ra muối cá, như vậy sẽ tạo ra loại nước mắm thơm ngon không đắng chát. Đối với một số gia đình chuyên sống bằng nghề làm nước mắm, do muối cá nhiều nên họ thường xây thêm vựa chứa muối ở trước hoặc sau nhà, vừa đảm bảo luôn đủ lượng muối cho việc ướp cá, vừa yên tâm vổi chất lượng muối đã qua thời gian cất giữ phù hợp với từng loại cá.

Dụng cụ muối mắm có rất nhiều loại. Trước đây, người Cảnh Dương thường dùng những thùng gỗ lớn (gọi là bôộng). về sau, người ta chứa vào các loại chum, bể được đúc bằng xi-măng với nhiều kích cỡ khác nhau (thường được gọi là bi). Thời gian gần đây, những hộ gia đình sản xuất có quy mô lớn còn xây thêm các bể, hồ chứa, có dung lượng 2-3 tấn cá, thường được sử dụng khi mùa cá tháng 2-5 (âm lịch), khoảng thời gian thường đánh bắt được những mẻ cá lớn.

Người Cảnh Dương dùng rất nhiều loại cá để chế biến thành nước mắm: cá cơm ruội, cơm đỏ, cơm bạc, cơm than, cá nục mọng, cá ve, cá trích, cá tho... Nhưng nước mắm có màu vàng óng, thơm, ngọt và đậm đà nhất là nước mắm được chế biến từ cá cơm đỏ. Một số tài liệu cho rằng nước mắm ngon nhất được làm từ cá cơm ruội6 hoặc cơm than7. Người Cảnh Dương lại khẳng định rằng cá cơm ruội thường để làm mắm quầy ngon hơn là làm nưổc mắm. Cá cơm than cho nước mắm có độ đạm cao nhưng lại hơi sẫm màu (nước mắm Nam Ô thường được làm từ loại cá này). Cá dùng để muối mắm phải còn tươi (nếu cá ươn, nước mắm sẽ giảm độ đạm và mất đi mùi thơm đặc trưng), không to quá hoặc cũng không nhỏ quá. Bởi nếu cá to thì khi muối xong cá lâu phân rã, hoặc phân rã không đều, do đó nước mắm sẽ có mùi vị không thơm. Đặc biệt phải bảo quản cá tránh không để nước dây vào nếu không nước mắm sẽ dễ bị thối. Chính vì vậy, người dân nơi đây làm nắp che đậy các bể chứa nước mắm rất cẩn thận vào mùa mưa bão.

Người Cảnh Dương khi muối cá thường tùy theo kinh nghiệm của mỗi gia đình, tùy theo loại cá và tùy theo lượng bức xạ mặt trời mỗi mùa, mỗi năm, tuy nhiên thường pha chế theo công thức 20% muối/cá. Khi muối cá phải trộn đều muối với cá, trộn cẩn thận sao cho một lớp cá, một lớp muối thật đều, tránh làm cho cá bị dập nát, sau đó cho từng lớp một vào bể. Sau khi cá muối đầy gần đến miệng, người ta đặt một chiếc vỉ cót đan bằng tre cật hoặc tre già lên phía trên rồi dằn đá lên trên cót (gọi là công đoạn ém). Đá để ém cá thường là loại đá xanh, nhẵn (người Cảnh Dương gọi là đá mồ côi, được lấy từ núi hoặc các khe suối). Xong đậy nắp lên và đem phơi nắng.

Nếu như nước mắm Nam Ô, nước mắm Phú Quốc và một số nơi khác sau khi cá đã trộn muối được đưa vào phòng kín thì nước mắm Quảng Bình nói chung và nước mắm Cảnh Dương nói riêng được ủ chín bằng năng lượng mặt trời. Đặc biệt trong thời gian từ 2-3 tháng đầu, người làm nước mắm phải khá vất vả vì phải trải qua công đoạn kéo (người Cảnh Dương gọi là náo) nước mắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tức là để cho nước mắm (lúc này là chượp) chảy qua ống lù ở gần đáy bể xuống xô/chậu hứng sẵn, sau đó đổ ngược lại bể. Công đoạn này tuy tốn công sức và có thể làm chượp hao hụt đi một lượng đáng kể nhưng nó có tác dụng rất lớn, vừa làm cho nước mắm chín đều vừa mang đến một mùi thơm đặc trưng cho nước mắm Cảnh Dương. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng nhất của nghề làm nước mắm. Sau đó, người ta bắt đầu ngâm, hãm khoảng 6 tháng đến 1 năm thì thu được loại nưổc mắm đầu tiên là nước mắm nguyên chất (còn gọi là nước mắm cốt-khoảng 25 độ đạm). Sau khi kéo hết nước mắm cốt, người ta hòa nước muối đổ vào bể rồi tiếp tục náo, ngâm hãm, sau 2-3 tháng thu được nước mắm loại 1. Cứ như vậy, cho đến lúc hết (khoảng 3-4 lần). Chượp sau khi đã rút hết nước mắm được bán với giá rất rẻ, dùng để làm phân bón nông nghiệp hoặc như một thứ thức ăn trong chăn nuôi.

Đối với những người sản xuất nhỏ, chượp được đựng trong chum vại, công đoạn náo mắm bằng ống lù thay bằng thao tác lọc. Người ta dùng loại vải thưa trùm qua rổ thưa rồi đặt trên chậu, sau đó đổ chượp lên, bột chượp sẽ lắng xuống lớp vải lót, sau vài lần như vậy, nước mắm sẽ trong, sau đó nâng nhẹ rổ chượp đặt sang một chậu khác rồi đổ nước mắm thành phẩm vào chum chứa và tiếp tục lọc lần khác rồi đem phơi nắng. Tuy nhiên, cách làm này mất khá nhiều thời gian và chủ yếu phù hợp với những hộ gia đình sản xuất lỏ lẻ, tự cung tự cấp. Dân gian Quảng Bình có câu:

Thà nằm đất lấy mụ làm hương Hơn nằm giường lấy o làm mắm Hai câu dân gian trên để một phần ngụ ý về các công đoạn vất vả của nghề làm nước mắm nơi đây. Nước mắm Cảnh Dương vì vậy là sự kết tinh của kinh nghiệm, sự cần cù, chịu thương chịu khó của con người, mảnh đất Cảnh Dương giàu truyền thống. Sự kết tính, lắng đọng của văn hóa biển vì vậy có thể nói là sự kết tính của những giọt nước mắm vốn là tính hoa của biển cả. Mỗi giọt nước mắm Cảnh Dương vì vậy theo chúng tôi có sự giao hòa âm-dương, đất-trời-con người, tạo nên một sản phẩm độc đáo, riêng biệt mà không phải thương hiệu nước mắm nào cũng có được. “Nước mắm không ngon, con mụ hết khéo”- câu thành ngữ cho thấy nước mắm nơi đây đã trở thành thước đo độ khéo léo, tính tế của những người phụ nữ đảm đang ở mảnh đất này.


Trong sự nghiệp đổi mới, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn là một trong những nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu. Nghề thủ công truyền thống với những bí quyết tạo ra sản phẩm của nó là một trong những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập của đất nước. Do đó, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống cũng là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều 24 Luật Di sản quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu”.

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như vậy, nghề làm nước mắm truyền thống ở xã Cảnh Dương đã mang lại cho người dân nơi đây những giá trị vô cùng to lớn cả về kinh tế và văn hóa-xã hội.

về giá trị kinh tế, nghề làm nước mắm đáp ứng nhu cầu việc làm tại chỗ, đóng góp không nhỏ vào việc tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt những năm 1980 - 1990, công ty Thủy sản Quảng Trạch đóng tại địa bàn xã Cảnh Dương vừa thu mua sản phẩm thủy hải sản tại chỗ vừa góp phần phổ biến kỹ thuật chế biến nước mắm, quảng bá thương hiệu nước mắm ở vùng đất này. Nhiều gia đình có kinh tế khá giả lên nhờ vào nghề làm nước mắm.

Bên cạnh đó, nghề làm nước mắm ở vùng đất này cũng góp phần giảm tệ nạn xã hội, gắn kết cộng đồng.

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề thủ công truyền thống khác, nghề làm nước  mắm ở xã Cảnh Dương đang có nguy cơ mai một dần, thương hiệu nước mắm Hàm Hương trên thị trường ngày nay dường như chỉ còn “vang bóng”. Cóthểkểđếnmộtsốnguyênnhân:

Thứ nhất, nghề làm nước mắm ở Cảnh Dương chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, tự cung tự cấp.

Thứ hai, việc giữ gìn thương hiệu gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh yếu. Đây không chỉ là khó khăn của riêng Cảnh Dương mà của nhiều nơi sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống khi mà thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu nước mắm sản xuất theo phương pháp công nghiệp với giá cả phải chăng, mẫu mã đa dạng và đặc biệt là chiến dịch quảng cáo, marketing rầm rộ. Sự “lặng lẽ” của các làng nghề truyền thống vô hình trung tạo nên một lợi thế cho các đối thủ. Hơn nữa, nước mắm Cảnh Dương được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không có chất phụ gia và bảo quản nên nước mắm đã kéo ra sau khoảng thời gian 1-2 năm dù vẫn đảm bảo độ đạm nhưng màu sắc trở nên sẫm màu, nhạt mùi. Đây cũng là một điểm bất lợi của nước mắm chếbiến theo phương pháp thủ công trong cuộc chạy đua cạnh tranh thị trường với các loại nước mắm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp.

Thứ ba, những năm gần đây, thu nhập từ biển trở nên không ổn định, tập trung vào một số gia đình có tàu thuyền lớn. Nhiều thanh niên Cảnh Dương bỏ nghề biển tìm đến các thành phố lớn để làm ăn khiến nguy cơ “đứt gãy” của bí kíp, vốn là một trong những yếu tố sống còn của các nghề thủ công truyền thống ngày càng trở nên hiện hữu.

Thứ tư, một điểm khác biệt của làng Cảnh Dương so với các làng biển khác là cấu trúc của làng là cấu trúc gần như khép kín, nhà cửa san sát, đường sá ngang dọc hình bàn cờ, mỗi nhà đều có 4 bức tường san hô bao quanh, “như lạc vào làng của người Ả rập”8, cấu trúc này khiến làng trở thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra hằng ngày (làng Cảnh Dương từng được gọi là “pháo đài” bất khả xâm phạm trong kháng chiến chống Pháp) nhưng lại không thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh nghề nước mắm.

Từ những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị của nghề làm nước mắm truyền thống ở xã Cảnh Dương như sau:

Mở rộng và phát triển thị trường: cần thực hiện đồng bộ các phương thức như: tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Bên cạnh sự cố gắng của bản thân những người dân nơi đây cũng cần những hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của tỉnh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ để sản phẩm mang thương hiệu nước mắm Cảnh Dương chinh phục các thị trường trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho người sản xuất được xuất, nhập khẩu sản phẩm trực tiếp mà không cần thông qua nhiều khâu trung gian.

Chú trọng các chính sách về đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển hệ thống giao thông nhằm giúp việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa được thuận tiện hơn, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập, giải trí... của người dân như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,... giúp cuộc sống của họ ổn định từ đó góp phần tăng gia sản xuất. Và hơn ai hết, những người thợ nơi đây, phải là những người ý thức được quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Do đó, cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc vận động, tuyên truyền để người dân bám nghề, giữ nghề trong bối cảnh nhiều cơ hội và thách thức hiện nay.

Ngày nay, văn hóa được xem là chìa khóa của sự phát triển. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mọi quốc gia, dân tộc. Nghề thủ công truyền thống với những vai trò to lớn của nó đã và đang là nơi lưu giữ những nét văn hóa tinh hoa quý báu của dân tộc. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về nghề làm nưổc mắm truyền thống ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ đó gợi mở, đề xuất các hướng bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hóa - lịch sử sâu sắc, góp phần vào yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập ngày nay«

Chú thích:

1,2,4,5,8. Văn Lợi, Nguyễn Tú, (2001), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình, Nxb Văn hóa- Thông tin, tr. 139, 140,125,115,125.

Dẩn theo Văn Lợi, Nguyễn Tú, Sđd, tr.54.

Xem thêm Văn Lợi, Nguyễn Tú, Sđd, tr.57.

Phạm Thùy Ninh (2014), Các sản vật, ngành nghề và văn hóa lễ hội biển Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.20.


Xuân Huy (2004), Văn hóa ẩm thực và các món ăn Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp.HCM.

Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.

Văn Lợi, Nguyễn Tú (2001), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình, Nxb Văn hóa - Thông tín, Hà Nội.

Phạm Thùy Ninh (2014), Các sản vật, ngành nghề và văn hóa lễ hội biển Việt Nam, Nxb Hồng Đức, HàNội.

Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.

Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2013), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Thạc sĩ: LÊ THỊ HỒNG QUYÊN
Trường đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh Dương Chí Lược | Sách Tham Khảo


Cảnh Dương Chí Lược
Biên soạn: Trần Đình Vĩnh, Trần Hoàng (Chủ biên)
Biên dịch tài liệu Hán nôm: Ngô Thời Đôn
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẢNH DƯƠNG SỞ VĂN HOÁN VÀ THÔNG TIN QUẢNG BÌNH 1993
 
Sách Cảnh Dương Chí Lược

Cảnh Dương Chí  Lược  là cuốn địa chí làng xã thứ hai trong tỉnh ta ra mắt bạn đọc. Cuốn đầu tiên: ĐỊA CHÍ BẢO NINH do cụ Nguyễn Tú biên soạn, được Sở Văn hóa và Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản, như chúng ta đã biết, gây tiếng vang rộng rãi trong long bạn đọc. Từ đó đến nay, một phong trào viết địa chí, lịch sử, ghi chép...về các làng xã được hình thành ở nhiều địa phương tỉnh ta. Các bản thảo nầy mặc dù chất lượng biên soạn khác nhau và hiện đang được lưu giữ hoặc nhân bản dưới các hình thức khác nhau, tất cả đều có chung một tác dụng tích cực giống nhau là: là góp phần phát huy truyền thống quê hương và tồn giữ một cách có hiệu quả các giá trị tinh thần vô giá của quá khứ. Công việc này hiện đang được các cấp, Đảng ủy, chính quyền, các cơ quan văn hóa khuyến khích trong phạm vi toàn tỉnh. Cho ra mắt cuốn Cảnh Dương Chí Lược, Sở văn hóa và Thông tin toàn tỉnh Quảng Bình cũng nhằm vào mục đích chính nói trên.
 
           Xã Cảnh Dương có lịch sử 350 năm, là một trong 8 địa danh văn vật nổi tiếng của tỉnh ta đã được ngôn ghi nhận từ lâu đời: “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim” Trong các giai đoạn cách mạng sau này, Cảnh Dương vẫn phát huy truyền thống, lập nên nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng với danh hiệu xã anh hùng do Nhà nước ban tang.
 Cuốn Cảnh Dương Chí Lược mà các bạn đọc cầm trong tay là công sức nhiều năm qua của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương.
          Tác giả Trần Đình Vĩnh, người con của quê hương Cảnh Dương, một cán bộ hưu trí giàu tình cảm với quê hương đã thay mặt ban nghiên cứu lịch sử xã chấp bút viết nên tác phẩm này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng  ủy và chính quyền xã Cảnh Dương.
 
          Cuốn sách này chắc chắn sẽ ko tránh khỏi có các sai sót về nội dung lẫn kỹ thuật mong các bạn đọc gần xa chỉ giáo để lần xuất bản năm sau được tốt hơn.
 

          Xuất bản cuốn Cảnh Dương Chí Lược, chúng tôi hy vọng đây sẽ món quà quý nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương, đồng thời cuốn sách cũng sẽ góp phần kích thích phong trào ghi chép lịch sử làng xã trong tỉnh ta phát triển.

SỞ VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN QUẢNG BÌNH
☞  Bạn có thể tham khảo cuốn sách: "Kể chuyện Làng biển Cảnh Dương" tại đường Link phía bên dưới:

CẢNH DƯƠNG CHÍ LƯỢC

Một số hình ảnh trang sách:








Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:
Số điện thoại: 0166884735X
 
 
 
 
 
 
 
 

Tuesday, January 9, 2018

[SÁCH] KỂ CHUYỆN LÀNG BIỂN CẢNH DƯƠNG


Cảnh Dương nhân kiệt nặng tình thương

Bên giải Loan giang, núi Phượng hoàng
 
Gió biển vi vu bờ cát trắng
 
Địa linh "VẠN CỔ THỬ GIAN SAN"

 



☞  Bạn có thể tham khảo cuốn sách: "Kể chuyện Làng biển Cảnh Dương" tại đường Link phía bên dưới:
http://www.mediafire.com/file/6qrp0g8j85zs7nd/Ke_chuyen_lang_bien_Canh_Duong.rar

Video sách:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
 

Friday, January 5, 2018

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 9) - Con người Cảnh Dương bình dị, chất phát


Con người Cảnh Dương bình dị, chất phát
Cảnh Dương là vùng đất trải qua hàng trăm năm chinh chiến trận mạc trong cuộc phản tranh giữa hai tập đoàn phong kiên Trịnh - Nguyễn nằm trên hữu ngạn sông Roòn, cách sông Gianh 20 km, là trung tâm khu tiền tiêu trong một hệ thống đồn lũy liên hoàn của chúa Trịnh, là trạm liên lạc lớn nhâl nối giữa tiền tuyến và hậu phưong. Sông Roòn là yết hầu con đường thủy chiến, con đường vận chuyên quân lưong từ Hà Tĩnh vào Bố Chính. Quân Trịnh đã đào con kênh Xuân Hưng nối liền sông Roòn vói sông Gianh.
Một làng quê hiểu học, vói 77 vị tú tài, cử nhân, hên sĩ, đã làm rạng danh đất có nếp văn chuông. Có gia đình như gia đình khoa bảng Phạm Công Bình với ba đời có bốn vị làm quan. Nhiều người khi thôi chốn quan trường, về quê mở hưong trường để khai trí, khai tâm cho lớp người bước vào thế kỷ XX - một thế kỷ đầy biến động.
Truyền thống yêu nước của nhân dân Cảnh Dưoug còn thể hiện trong ý chí quật cường trước thiên tai, địch họa, tinh thần cần cù, chịu thưong chịu khó đã khai phá, cải tạo vùng đầm lầy thành làng quê ven biển trù phú.
Truyền thống yêu nuớc và sự nghiệp cách mạng của một làng quê trên đuờng thiên lý, bên bờ sông Loan - núi Phuợng đuợc hun đúc, nuôi duỡng từ trong mạch nguồn lịch sử.
Lòng yêu nuớc, tình đoàn kết của nhân dân Cảnh Duong không ngừng đuợc phát huy theo năm tháng. Từ phong trào cải cách huong chính, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào canh tân quốc ngữ, những tu tuảng tiến bộ nhu làn gió mói thắp sáng những con tim tràn đầy nhiệt huyết, những nhân sĩ, thầy giáo, những công chức nghèo yêu nuóc của Cảnh Duong vào thập niên 1930; đến thòi kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, họ đã giác ngộ và trỏ thành đội ngũ cốt cán cho phong trào cách mạng, xây dựng lực luạng nòng cốt trong làng xã, tổng. Tiêu biểu là nhân sĩ Ngô Hoàng cùng các con, những công chức nghèo Nguyễn Ngọc Bon, Nguyễn Đình Viên, Ngô Đình Khiêm (Ngô Khiêm), Trần Thị Tính... tích cực vận động tập kết lực lượng chuẩn bị khỏi nghĩa lật đổ chính quyền phong kiên ở làng Cảnh Dưong và tổng Thuận Hòa. Khí thế nhân dân hướng về cách mạng đã bừng lên ý chí quật cường của nhân dân Cảnh Dưong, nhân dân trong vùng và cả phủ Quảng Trạch, hòa chung khí thế cùng cả tỉnh theo Việt Minh, theo Bác Hổ đứng lên giành độc lập, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nối tiếp truyền thống Cách mạng Tháng Tám, nhân dân các làng trong vùng dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, của huyện đã xây dựng chế độ mới dân chủ cộng hòa  độc lập, tự do để mưu cầu hạnh phúc.

Tháng 9-1945, Phủ ủy Quảng Trạch chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh khu vực Roòn. Ngày 7-8-1946, thành lập chi bộ khu vực Roòn.
Kháng chiên toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp đổ bộ đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Bình. Ngày 27-3-1947, cùng với cả huyện, Cảnh Duơng sơ tán triệt để để bảo toàn lực lượng, dùng kế "vườn không nhà trông" để chống Pháp lâu dài. Du kích Cảnh Dương đào hầm, hào trong làng, trên bờ biên nhằm theo dõi bước đi của tàu giặc trên biên. Hàng trăm thanh niên Cảnh Dương lên chiến khu tham gia kháng chiến.
Giặc Pháp âm mưu ữiệt hạ làng Cảnh Dương nhưng nhân dân đã rào làng chiên đâu, dựa vào thành lũy kiên cố, bằng tinh thần dũng cảm "quyết tử giữ làng", với 120 trận chiên đâu lớn nhỏ đã chặn đứng địch không cho chiêm làng.
Trong chín năm kháng chiên chống thực dân Pháp ác liệt và gian khổ, đã xuâ't hiện những tâm gương anh hùng bất tử vói núi sông, được Tổ quốc ghi công, đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Ngọc Thạnh; đó là 110 liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho cuộc kháng chiên và hàng trăm thương binh, gia đình có công khác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Cảnh Dương bước vào thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện sửa sai. Sau sửa sai, người Cảnh Dương lại vững tin, bền lòng theo Đảng, hăng hái xây dựng hợp tác xã, say sưa bám biển đánh bắt để nâng cao sản lượng, cải thiện đời sống.
Trong kháng chiên chống Mỹ, cứu nước, Cảnh Dương nằm ờ vùng ữọng điểm. Người Cảnh Dương nêu gương bám trụ "một tấc không đi, một ly không ròi", "tay chèo tay súng, tay 1 ưới tay súng". Trung đội trực chiến của xã ngày đêm bám sát trận địa, nhìn thẳng quân thù mà bắn, đã bắn rơi ba máy bay Mỹ, chị em đội nữ trực chiến cũng đóng góp trong chiến công ây (bắn rơi chiếc F4) và vinh dự đuợc Bác Hổ gửi tặng huy hiệu của Nguời. Duới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Cảnh Duong trong những năm kháng chiến chống Mỹ luôn phân đâu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một nguời".
Tính đến năm 2000, Cảnh Duơng có 247 liệt sĩ hy sinh trên các chiến truờng, trong kháng chiến chống Pháp có 110 liệt sĩ, kháng chiến chống Mỹ có 123 liệt sĩ, bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc có 14 liệt sĩ, có 98 thương binh và bệnh binh cống hiến một phần xương máu cho Tổ quốc. Toàn xã có 23 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Niềm vinh dự lớn lao là quê hương anh hùng có những người con được rèn luyện, học tập và trưởng thành. Qua hai cuộc kháng chiên, Cảnh Dương có tám cán bộ câp cao ữong quân đội, cung cấp nguồn cán bộ hàng chục người cho cơ quan Trung ương, lãnh đạo cấp tỉnh, câp huyện. Cảnh Dương xứng danh là vùng đất địa linh nhân kiệt. Truyền thống văn hóa - lịch sử, truyền thống cách mạng anh hùng là nguồn lực to lớn để xã Cảnh Dương vững tin bước vào thời kỳ đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ bãi cát, cồn đất, đầm lầy sông nước, người Cảnh Dương bao đời kiên cường bám trụ đã viết nên những ữang sử hào hùng, với những khẩu hiệu bất diệt "quyết tử giữ làng", "một tấc không đi, một ly không rời", "tay chèo tay súng, tay lưói tay súng", người Cảnh Dương đã không ngừng vươn lên, dũng cảm, sáng tạo, kiên cường, bất khuất, làm nên những truyền thống lịch sử, văn hóa. Những trận chiến đâu chống càn giặc Pháp của quân và dân làng Cảnh Dương; trận địa pháo 12 ly 7 của những cô gái dũng cảm trong trung đội dân quân, đội vận tải VT5 của nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Cảnh Dương trong kháng chiến chống Mỹ đã làm nên chiến công vang dội trong phong trào "Hai giỏi". Những con người đi vào lịch sử dân tộc và quê hương như: án sát Phạm Chân, Anh hùng liệt sĩ Đỗ Ngọc Thạnh, Bùi Đình Tuý, Lê Đài - người đảng viên sống chiến đâ'u vì lợi ích cách mạng, giữ vững khí tiết của người cộng sản cho đền hoi thở cuối cùng, cùng với hàng nghìn người dân Cảnh Dương qua bao thế hệ đã làm nên truyền thông danh hương Cảnh Dương trong "Son - Hà - Cảnh - Thổ" xưa và truyền thống anh hùng mà Đảng, Nhà nước phong tặng cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Cảnh Dương trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Truyền thống đó, nguồn lực con ngưòi đó là nguồn sức mạnh to lớn để quê hương và con ngưòi Cảnh Dương vững vàng đi lên trong thời kỳ đổi mói, đẩy manh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài viết và biên soạn lại

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 8) - Phong tục sinh hoạt Cảnh Dương


Phong tục sinh hoạt
Người Cảnh Dương tự hào về mảnh đất sông Loan, núi Phượng:
"Sông Loan, núi Phượng hữu tình
Bảng vàng, ấn ngọc, phân minh chầu về"
(Vè Cảnh Dương)
Nhờ ông cha Cảnh Dương có định hướng đúng về làm ăn kinh tế từ những ngày đầu lập làng, cùng với tinh thần lao động cần cù, năng động, sáng tạo của dân làng từ nghề chài lưới, rồi mở mang thêm nghề chế biên hải sản, đặc biệt là nghề chế biến nước mắm, mở rộng giao lưu buôn bán cùng nghề hàng hải, đóng ghe thuyền, nên cuộc sông của người dân Cảnh Dương ngày càng hưng thịnh, ít có những biên cố, thăng trầm lớn.
Biết coi trọng lao động nên lóp ngưòi nào ở Cảnh Dương cũng làm việc rất cần cù, chăm chỉ. Đàn ông vốn chân thuyền, tay lưới, vào lộng, ra khoi, đàn bà đòn gánh đè vai, thức khuya dậy sớm, buôn thúng bán mẹt, cối xay chày đạp; thương gia vào thùng ra chảo, lên xe xuống ngựa, buôn ghe bán mành, cần cù lam lũ. Tầng lớp nho học, trí thức trung thực, nhân đức, thức thời, sớm trở thành tầng lớp học thức có công đức của làng. Đội ngũ thanh niên trai tráng khỏe mạnh, năng động, hiếu học. Đó là những nét đặc trưng xuyên suốt của con người Cảnh Dương, là nguồn động lực cho Cảnh Dương xây dựng làng quê trù phú, có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần phong phú, xứng danh là làng quê văn vật.
Tuy làng quê Cảnh Dương không sản xuât nông nghiệp nhưng luôn đầy đủ các loại lương thực, nông sản, ngũ cốc đáp ứng nhu cầu cho nhân dân.
Bữa ăn uống thường ngày của người dân tương đối đạm bạc, nhưng với bàn tay khéo chế biến của chị em phụ nữ nên vân bảo đảm về chất lượng. Những ngày giô, chạp hoặc khi có dịp tiếp khách, với tâm lòng thành cùng kỹ thuật chế biến các hải sản, bữa cô chạp có những món ăn ngon, bổ, quý, khách một lần được thưởng thức thật khó quên.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, việc ăn độn sắn, khoai đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình, kể cả trong những gia đình khá giả, trừ người già và trẻ em thì được phần ưu tiên.
Quần, áo mặc hằng ngày của ngưòi dân lao động thường được sản xuât từ các loại vải mòi, vải tám, được mua ở
Đơn Sa, Thuận Bài, Trung Thôn, vải màu trắng được nhuộm nước củ nâu, phơi nắng nhiều thành màu nâu bầm hay nâu non. Độ màu đậm nhạt tùy theo số lượng lần nhuộm nhiều hay ít.
Khi có ngày lễ quan trọng, các bậc chức sắc, trưởng lão, tiên chỉ làng thường mặc áo dài khăn đóng, chị em thanh nữ khá giả, chị em bán hàng xén mặc có phần diện hơn (đầu bịt khăn nhiễu hoặc nhung, xếp thành nếp nhỏ, ngực đeo yếm lụa màu, lưng thắt dải lụa, bên trong áo khách, bên ngoài áo dài, màu sắc tương phản không trùng màu). Đặc biệt, phụ nữ Cảnh Dương lúc bâ'y giờ khi đi ra đường không ai mặc áo khách, họ đều mặc áo dài nhưng lại không gài cúc áo, nếu gài cúc áo dài thì chiếc yếm đào và chiếc áo khách duyên dáng sẽ bị che lâp không tôn lên được vẻ đẹp của họ, yếm chéo trên cổ kiềng dây thắt, phần thân có dây choàng lưng, đáy yếm xéo nhọn dài quá lưng quần che rốn.
Quần vải màu đen trở thành thông dụng đối với phụ nữ, áo dài được nhuộm nâu cũng là sở thích của người lao động, buôn bán. Những người sang hơn, có sở thích ăn diện như thanh niên, chị em bán hàng xén, học sinh chuyên dùng vải "quyến dơ xăng", thường gọi là láng 200 và láng đen "chữ hảo" để may quần áo dài và áo bà ba (áo ngắn, áo khách).
SỐ người mặc âu phục trước Cách mạng Tháng Tám 1945 rất ít. Giáo viên, công chức cũng chỉ mặc áo dài đen bằng vải lương hay xa tanh, quần vải quyến, tóc rẽ, mũ bê-rê hay mũ cối, đi guốc, hãn hữu mới đi giày da hoặc xăng đan.
Ở Cảnh Dương, nhà ở cũng có nhiều loại khác nhau:
Loại nhà ngói kiểu cổ, nhà làm theo kiểu ba gian hai chái, tiền khách hậu chủ, thượng nao hạ táu, mỗi vài có bốn đền năm hàng cột, có bốn hàng cù nối ra mặt hiên được chạm ữổ công phu. Bao quanh nhà là các bức tường đá, san hô, hai bên tả hữu có cửa sổ nhỏ. Nhà mái lợp bằng ngói mâu, đến thập niên 1940 của thế kỷ XX mới dùng ngói "hưng ký". Loại nhà này cũng chỉ chiếm 1/3 số nhà trong làng, thuộc những gia đình quyền quý, giàu có.
Loại nhà gỗ mái tranh có kết câu gần giống loại nhà ngói, chỉ khác ở chỗ đòn tay, rui mè bằng tre, mái lợp tranh, còn cột kèo bằng gỗ. Một mái nhà tranh lợp tốt, đúng kỹ thuật có thể sử dụng được 10 - 15 năm mói phải sửa chữa lại. Trước mặt tiền nơi nước mưa đổ xuống có hệ thống ba hoặc năm tấm rèm thanh nhã, để rèm thẳng đứng che mưa, gió. Tường vách bằng đá san hô hay ữe đan, ván ghép tùy theo kinh tế của gia đình.
Loại nhà này chiếm khoảng 1/3 số nhà trong làng, chủ nhân là gia đình ữung lưu, các nhà nho, hương lý, chủ thuyền nhỏ.
Loại nhà ữanh vách nứa cũng chiếm 1/3 số nhà trong làng, câu tạo đơn sơ bằng tranh, tre, mây, lạt.
Hầu hết các nhà đều có sân và tường bao quanh nhà bằng đá san hô - nguyên liệu chủ yêu ữong xây dựng, đá san hô cũng là nguyên liệu để nung vôi.
Người Cảnh Dương từ Nghệ An vào định cư lập nghiệp ờ Lòi Mắm (thuộc làng Di Phúc - nay là làng Di Lộc, xã Quảng Tùng), mang theo cả vốn liếng văn hóa của một vùng quê nghìn năm lịch sử. Hơn nữa, đó là chiếc cầu nối tiếp nhận, giao thoa văn hóa đàng trong và đàng ngoài trong thế kỷ XVII.
Theo dòng chảy của thòi gian, từ công việc làm ăn, từ ngày lập làng, dựng đất vói các sinh hoạt cộng đổng làng xã, gia đình, người dân Cảnh Dương đã gây dựng cho mình nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian mới, đậm đà sắc thái một địa phương miền biển.

Kho tàng văn học dân gian của Cảnh Dương có nhiều thể loại khác nhau như tục ngữ, câu đối, ca dao, hò vè, truyện kể. Trò chơi dân gian truyền thông có boi ữải, đánh cờ người, nâu cơm thi, cơm cần, kéo co, chạy thẻ cưóp cờ, bịt mắt bắt dê, chọi gà, ném vòng cổ chai, ném đầu vịt,...
Ngày nay, phương thức tổ chức những sinh hoạt văn hóa dân gian, trò choi dân gian không còn quy mô với nhiều loại hình như trước, nhưng những câu hò, điệu hát, lòi ru, truyện kể, những trò chơi cổ truyền trong lễ hội của làng theo năm tháng vân còn sức hấp dẫn, đã thâm đâm trong tâm khảm, hóa thành tình yêu quê hương, đất nước từ ông cha cho đến thế hệ con cháu Cảnh Dương ngày nay.
Chèo cạn - hò chèo cạn (hay hò Đức Ông) thường gắn với lễ hội cá Ông voi, cầu ngư, hình thức làn điệu thường giống nhau, chỉ khác nhau về nội dung lời ca.
Chèo cạn là chèo trên bờ, bao giờ cũng có con thuyên tượng trưng. Thuyên dựng bằng tre, cót, giây bổi và được tô vẽ như một con thuyền thật. Dưới con thuyên được bố trí một bộ phận để có thể di động được.

Văn hóa diên xướng dân gian của Cảnh Dương xưa có phường chèo cạn, họ là những người lao động, có chút ít năng khiếu văn nghệ, giọng hát tốt, đội hình gồm từ 8-12 người, do một người cầm trịch đổng thời là người lĩnh xướng lão luyện vê các làn điệu, có năng khiếu sáng tác, ứng khẩu linh hoạt.
Khi diễn xướng sử dụng ba làn điệu: hò khoan, hò hụi, hò ý giao; diên xướng theo động tác lao động chèo thuyên, tay đưa chèo chân nhún nhẩy theo nhịp hò, tạo nên tiết tấu dồn dập, manh mẽ, khỏe khoắn. Điệu hò mang nhip thở của người kéo lưói, cùng lòi xướng của người hò cái và giọng "xô con" của nhiều ngưòi ngân vang làm cho không khí ngày hội thêm náo nhiệt. Chính trong những lần diên xướng như vậy, nhân dân Cảnh Duong đã sáng tạo ra được nhiều làn điệu dân gian phong phú.
Chèo cạn Cảnh Dương là một lễ hội dân gian độc đáo của vùng biển miền Trung. Ngày nay, lê hội chèo cạn có phần mai một, nhưng các làn điệu dân ca và phương thức trình diên của chèo cạn vẫn được nhân dân Cảnh Dương yêu thích. Đội chèo cạn xã Cảnh Dương vân hoạt động, đã từng đi biểu diễn nhiều noi, được Sở Văn hóa - Thông tin Bình - Trị - Thiên cấp bằng khen trong hội diễn văn nghệ dân gian truyền thống năm 1989.
Ớ Cảnh Dương cũng có hò ru con theo thể thơ lục bát, nhưng khác với hò ru con của nhiều làng quê khác ở Bình - Trị - Thiên về tiết tấu và tiếng động, sử dụng các cụm từ "hò hẻ, hò he", "bổng bổng, bổng bông" làm tiếng đệm mở đầu và kết thúc một câu hò. Hò ru con ở Cảnh Dương không ngân dài, nhịp điệu của nó đều đặn nhưng nhanh hơn, bổng bềnh hơn, tựa như cánh võng trưa hè .
Qua câu hò, lời ru ta thây đuợc sự thông minh trong bát vận, đổi ý, các ý tứ gửi gắm trong câu hò, nét dịu dàng trong lời ru điệu hát. Nội dung chủ yêu vân là đề cao trung hiểu, hết, nghĩa; đề cao cái thiện, căm ghét cái ác; đề cao nghĩa cử hào hiệp, khinh ghét kẻ hẹp hòi, ích kỷ; đề cao lòng nhân ái khoan dung, ghét kẻ bất nhân, bất nghĩa, bội bạc, vong ân, vong tình.
Những sinh hoạt dân gian cùng đạo lý sông đẹp, sông cao thượng đã dần vun đắp nên phẩm chất con người Cảnh Dưong. Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, xã Cảnh Dưong đã có những người con, những cán bộ, lãnh đạo đóng góp công sức, trí tuệ góp phần xây dựng, phát triển đất nước, quê hưong.
Với những gì có được hôm nay về dân trí, nhân lực được đào tạo ngày càng cao, nhân tài đang được bổi đắp, Cảnh Dưong đã có thêm nguồn lực mới để vững tin bước vào thời kỳ mới. 
cửa biên Cảnh Dương là căn cứ thủy quân và quân Trịnh. Làng mạc, quân doanh đan xen quân binh, dân làng hòa mục đã góp phần hình thành cốt cách con người ở một vùng quê ven biển có khí phách hiên ngang, chính trực của võ nghiệp; lại có tính cách lịch lãm, thông minh, nền nếp gia phong trong thuận ngoài hòa, có lối ứng xử lễ phép kính trên, nhường dưới và có truyền thống hiếu học. Nhiều người con của vùng đất này đã trưởng thành và đỗ đạt thành tài.
Tiến sĩ Phạm Chan - hiệu Tô Trai, xóm Thượng Tự (xóm Chùa), năm 25 tuổi đã đô đệ tam giáp đổng tiến sĩ xuẩt thân. Khi thực dân Pháp xâm lâín Nam Bộ, ông trân thủ đồn Vĩnh Long, Gia Định. Ngày 25-2-1860, đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương, tán lý Nguyễn Duy tử trận, án sát Phạm Chân tuẫn tiết, vốn là võ quan nghĩa cử tiết liệt, văn nhân khẳng khái, chính trực, ông là người mở đại khoa cho làng, tên tuổi được các nhà khoa bảng ghi công đầu để các thế hệ sĩ tử trong làng noi theo.
Bài viết và biên soạn lại

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 7) - Phong tục tập quán


Phong tục tập quán
1. Phong tục lễ tết
Những phong tục tập quán tế lễ, hội hè, cưới hỏi, ma chay ở làng Cảnh Dưong vôh có từ lâu đời. Làng có truyền thông sinh hoạt ăn ở nền nếp. Thôn, xóm dân cư đông đúc nhưng nhà cửa, lối xóm, đường thôn được xây dựng quy củ, sạch sẽ, tạo đường nét văn minh từ ngày lập làng và phát triển đền ngày nay.
Đời sông văn hóa các xóm, thôn của xã Cảnh Dưong rất phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của một vùng quê. Phong tục tập quán thờ cúng, tế lễ, hội hè, ma chay, cưới xin, cách ứng xử, giao tiếp và nhiều nét đẹp khác đã tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần của mỗi người dân Cảnh Dương cho dù họ sinh sống ở đâu. Tế lễ là một tín ngưỡng thờ thần linh mang tính cộng đổng, nhằm bày tỏ lòng tri ân và cầu mong điều tốt lành trong cuộc sống.
Một năm có nhiều lễ tiết, nhưng Tết Nguyên đán đầu năm giữ vị ữí quan trọng nhâ't, sau đó là các lễ tiết khác như Thượng nguyên (15 tháng Giêng), Đoan Ngọ (5 tháng 5), Trung nguyên (15 tháng 7), Hạ nguyên (15 tháng 10).
Trong ba ngày Tết Nguyên đán lại có những lễ có vị trí và ý nghĩa khác nhau:
Lễ thượng nêu vào ngày 30 tháng Chạp, ngày cuối cùng của năm âm lịch và hạ nêu ngày 7 tháng Giêng (ngày nay đon giản chỉ thường từ ngày 30 tháng Chạp đên mồng 3 tháng Giêng).
Lì tất niên vào chiều 30 Tết, là buổi tụ họp gia đình sau một năm cần cù lao động, những người đi làm ăn xa cũng về trước lễ trừ tịch để chung vui cùng gia đình mình.
Trong những ngày Tết đầu năm, mọi người đều tự nhận thức được ý nghĩa sâu xa: "Hội tụ đoàn viên, gắn bó tình cảm họ tộc, cộng đổng làng xóm, ngày lành tháng tốt, xóa bỏ đi những giận hờn, cãi vã và hiềm khích". Đó chính là sợi chỉ đỏ về ý nghĩa nhân văn đạo đức của ngày Tết.
Đêm 30 Tết, ở các đình chùa, miêu tự đều có lễ dâng hương thành kính. Đình Thành Hoàng, đình Tổ là nơi tổ chức các lê, quy tụ các tầng lớp dân cư đền tưởng niệm, lạy bái thần linh.
Lỗ giao thừa vào lúc 12 giờ đêm ngày 30 Tết là thời diêm quan ữọng, thiêng liêng giao giữa năm cũ và năm mới.
Làng Cảnh Dương có tục đốt lửa trong lễ giao thừa tại đình làng. Sau khi tiến hành lễ giao thừa, ông Chánh lễ trân trọng cầm ngọn đuốc châm từ chính điện đi ra sân đình đốt vào đống củi to, ngọn lửa cháy thành đống than hồng đỏ rực. Đây là lửa của thần linh, của giang sơn nên mọi người dân Cảnh Dương đều được đưa ngọn lửa thần về nhen lại trong bếp gia đình để giữ ữuyền thông và may mắn trong năm. Do đó, dân làng rất thành kính coi trọng lê giao thừa, từ các ngả đường, người lớn, trẻ em cùng nhau ra đình làm lê và lấy lửa hổng về cho bếp nâu nhà mình, ngọn lửa thiêng liên tục được nhóm lên trong ba ngày Tết cho đến lê đốt vàng đưa ông bà về cõi cực lạc. Cảnh Dương còn giữ lê Nguyên đán, được tiến hành vào lúc rạng đông ngày 1 tháng Giêng. Thời điểm từ lễ giao thừa đến lễ Nguyên đán, các gia đình đều thắp hương cúng vái những nơi có thờ tự từ bàn thờ tổ tiên, bếp, thiên đài, cửa ngõ, tàu thuyền, phương tiện sản xuât theo quan niệm "Đất có thổ công, sông có hà bá".
Lễ châm đạc (động mõ) vào ngày mồng 3 Tết. Đây là ngày trọng thể được dân làng quan tâm, cũng là ngày phần đông các gia đình cúng "đốt vàng" để đưa tiễn ông bà sau những ngày ăn Tết cùng con cháu.
Sáng tinh mơ, từ ữong nội đình ra đến tận các sân thượng hạ, các loại đổ thờ, bát bửu, cờ thẻ, lọng tán được ữang trí nghiêm trang, lộng lẫy. Từng nhịp trống tam thất hòa cùng mã não, trống lớn thôi thúc mọi người nô nức tham gia.
Lỗ gồm hai phần: rước thần về đàn động mõ, lễ động mõ và rước thần trở lại đình.
Ban hành lễ gồm hai bộ phận: văn và võ; văn chuyên lo việc tế lê, võ chuyên lo việc rước sách. Bộ phận quan viên bản văn gồm chánh lê, bổi tê' xướng lễ, tín hiệu và các quan viên phục dâng hương, dâng rượu. Bộ phận quan viên bên võ gồm đại hiệu, người chỉ huy buổi rước, các vị phụ tá kim thanh, tiểu cổ, các quan viên cầm thẻ bài, cờ lệnh, đội bài ban do hai tiền hô điều khiên và một số tráng đinh phục dịch việc cắm cờ, lọng tán, gánh kiệu rước.
Toàn bộ quan viên chức sắc, nho sinh, xã nhiêu, nộp dịch trực tiếp phục vụ buổi lễ là gần 100 người. Tất cả đều mặc trang phục nghiêm chỉnh, theo đúng quy định lễ phục.
Rước động mõ có hai kiệu, kiệu chính nhỏ, được chạm trổ tinh vi, kết cấu đầu rồng, đuôi phượng, được đặt một chiếc bổ hương lớn có cắm một chiếc tàn nhỏ xinh để che bổ hương. Chiếc bổ hương được thắp một cây hương to, với đường kính 3 cm, dài 60 cm, thắp cháy từ 1 - 2 ngày mới tàn. Buổi rước chính là chiếc bổ hương đặt trên kiệu, đây là chiếc bổ hương tượng trưng cho cộng đổng thần linh và được tôn sùng là linh thiêng nhẩt.
Đàn động mõ là một bãi cát sạch sẽ, được trang trí tôn nghiêm giữa trời vói nhiều đẳng thư đặt bồ hương cộng đổng, cờ thẻ các bộ tam ngũ sự, cờ xí, các đổ bát bửu trong khuôn viên đình Đụn. Từ đình Lớn đến đình Đụn đi hơn 500 m, với nghi lễ rước trang nghiêm, thành khẩn, với thời gian rước hơn một giờ, mới đặt bổ hương cộng đổng vào vị trí đàn; khi toàn bộ đội hình văn đã ở tư thế sẵn sàng, ban hành lễ tiến hành lễ cáo yết trời đất gọn nhẹ với một tuần hương, lễ châín đạt khởi hành, vị quan viên được làng cử làm nhiệm vụ động mõ khoan thai tiến vào đăng đàn lạy tạ, nhận dùi mõ và tiến về vị trí đặt mõ thực hiện động mõ. Vị quan viên được làng cử động mõ không những phải hiểu lễ nghi mà phải bình tĩnh, chủ động, mới đánh mõ (đúng 100 tiếng) với khoảng cách đều đặn cùng tiêng vang của âm thanh mõ làm lay động lòng người.
Từ lễ đốt lửa ở đình vào đêm giao thừa, từ tiêng động mõ đầu năm mói, nhiều người dân của làng đã chiêm nghiệm, luận ra sự hưng thịnh, bình yên của làng trong năm tói.
2. Lễ kỳ yên: sau lễ động mõ, các vạn, phường, các thuyền câu lưới, chị em buôn bán chọn ngày xuất hành, lại một dịp pháo nổ, nhất là ở cửa lạch khi các thuyên bắt đầu ra cửa lạch. Sau lễ Tết đầu năm mới, lê kỳ yên hay cầu yên được tổ chức, đây là một hình thức tín ngưỡng tổn tại trong đời sống và tâm thức của cộng đổng người Việt từ bao đòi. Le do làng chủ trì, có sự tham gia của các gia đình với cô xôi, nải chuối theo lòng thành. Buổi lễ bắt đầu từ đình Tổ và kết thúc tại bãi kỳ yên.
Ngày nay, ở nhiều làng quê, để cầu mong cho con dân đi làm ăn tiên đổng, ngoài bãi, trên sông biển, noi núi rừng đều được thuận lợi, may mắn, ngày mùng 7 hạ nêu cũng là ngày tiên hành lê khai hạ của làng.
Ở làng Cảnh Dương cũng có lễ cầu ngư, cầu mùa được tổ chức thường niên vào ngày rằm tháng Giêng.
Lê tế tổ tiên ở làng Cảnh Dương được tiến hành trang nghiêm. Trong buổi lễ, sau phần dâng hương, dâng rượu, nội dung quan trọng là đọc bản chúc văn để thỉnh mời chư vị tổ tiền khai khẩn, đổng khẩn và những người có công đủ điều kiện được làng thờ phụng (người xưa thường đọc lại hương ước của làng để nhắc nhở mọi người ghi nhớ).
Vật phẩm lễ gồm cỗ xôi, con gà, thịt lợn của làng, còn các gia đình thì chuẩn bị cỗ xôi, con gà. Sau lễ, ban ngũ huơng, hội đổng hào mục, hội tu văn họp đê hoạch định việc làng cho năm sau.
Ở Cảnh Duơng còn có lễ hội mùa xuân, lễ hội này vân được lưu giữ lại trong một bộ phận dân cư. Phần lễ chỉ mang tính tưởng niệm, biểu thị lòng tôn kính với thần linh và cầu mong được phù hộ, ban phước lành, đó là mong muốn của cả cộng đổng nên do cộng đồng chủ trì tổ chức. Thông thường hằng năm chỉ có rước cô gà, cô chén và tế thần trong ba ngày đêm, tập trung vào chiều và tối.
3. Lễ tế ngưu: vật phẩm tế ngưu ngày xưa phải là trâu, sau này chuyển sang bò. Buổi lê này cũng như buổi lễ tế tổ, phần quan trọng là đọc chúc văn, bản chúc văn là lòi chúc tụng và danh sách thỉnh mời chư vị thần linh, các vị khai khẩn, các vị quan có công vói làng được ghi rõ tên tuổi, chức vụ theo thứ tự câp bậc, công lao. Tuy danh sách thỉnh mời nhiều nhưng tập trung vào hai loại:
-   Thần linh huyền thoại được xem như thật vì có chức vị, có sắc phong của các triều vua, được phong loại thượng đẳng thần, thuộc loại siêu nhân.
-  Người của làng có công đức là các vị khai khẩn đêh các danh nhân có công với làng, kể cả những người đóng góp tiền cho làng thuộc hàng hậu thần, hậu tự.
Sau khi lễ xong, vật phẩm được phân chia để đi kính các vị chức sắc từ tiên chỉ, thứ chỉ, đên các vị hào mục chức sắc theo vị trí phẩm hàm. Số còn lại được chia đều thành từng phần cho tất cả mọi gia đình như lễ tế tổ.
Buổi lễ tế ngưu mở màn cho hội làng. Sau đó lê hội diễn ra ữong ba ngày đêm. Ngày nào cũng tiền hành hai lê rước cổ và một buổi tế thần, từ 4 giò chiều đền 4 giờ sáng.
Rước cỗ gà, cỗ chén là rước cô để về cúng thần chứ không phải rước thần. Đoàn rước sắp xếp đội hình cũng gần giống như rước động mõ. Buổi rước được tiến hành theo nghi lễ, từ lúc rước cô từ nhà chủ về đình làng theo đúng giờ quy định.
Rước chúc văn được tiến hành sau khi rước cô gà, cô chén xong. Buổi rước chuyển về đêm được những ánh đèn tỏa sáng làm cho buổi rước càng thêm uy nghiêm, trọng thể. Buổi rước là đưa bản chúc văn từ hội sở tư văn về đình Lớn. Chúc văn cũng là bản thiếp chúc tụng lại mọi vị thần linh, các vị tiền bối, người có công với làng nên càng tôn thêm sự cung kính, trọng thể. Khi chúc văn được đặt đúng vị trí, toàn bộ văn, võ có trách nhiệm của các buổi rước chuyển sang lễ tế thần.
Tế thần là một buổi chiêu đãi tượng trưng của dân làng đối vói chư vị thần linh và tổ tiên tiền bối mà làng đã thờ tự. Tế thần là một nghi thức tín ngưỡng và văn hóa dân gian thu hút các tầng lớp con em của làng xã đến xem với tấm lòng trân trọng.
Cảnh Dương còn có một loại hình "ca đình sở, rước du xuân" được tiền hành năm năm một lần, địa điểm tại đình Đụn. Buổi rước đưa các vị thần linh từ nội đình ra quảng trường đúng theo các công đoạn như buổi rước động mõ; chỉ khác về quy mô, đội hình gâp ba lần, với nhiều nghi thức bổ sung như thị nam, thị nữ, đánh cờ ngưòi, nấu cơm và các trò vui khác. Ca đình sở, rước du xuân cắm trại dã ngoại tại đình Đụn năm hoặc bảy ngày đêm và cùng dân làng vui vẻ liên hoan du ngoạn. Mãn hạn mới ruóc các vị thần linh về đình làng.
Từ tế lễ, hội hè, việc làng, việc xóm, việc thôn đền việc họ, giô những bậc khai sinh dòng họ đên giô tổ hên, ông bà, cha mẹ, đuợc hên hành tùy theo gia phong, không cần mâm cao cô đầy. Việc giô họ và giỗ ông bà, cha mẹ vừa là đạo hiếu, bày tỏ lòng tri ân tiên tổ, cha mẹ, vừa là dịp để con cháu tụ hội, giáo dục ý thức huyết thông dòng tộc, thêm gắn bó, yêu thuơng, đùm bọc lẫn nhau.
Tang lễ:
Việc hiểu rất được nhân dân trong làng, xóm, thôn, họ tộc quan tâm. Với ý thức "nghĩa tử là nghĩa tận", khi có người qua đời thì trong họ tộc, trong thôn xóm, mọi người đều đến viếng thăm, chia buồn và giúp đõ. Trưởng tộc làm lễ cáo yết tổ tiên, thông báo bà con trong họ tộc đến lo tang đám với tang chủ.
Trong đám tang, có đội phục dịch đưa tang chuyên nghiệp, khoảng 40 người hợp thành một phường, do một cụ làm phường trưởng. Trách nhiệm chính của họ là khiêng nhà đưa, linh xa... đến mộ chí và trả lại nhà bảo quản. Đội phục dịch được hưởng tiền thù lao của gia chủ theo nội quy quy định và tiền thưởng của gia chủ tùy theo lòng hảo tâm. Những gia chủ nghèo, đội cúng lại một số tiền hương khói, đó là lòng hảo tâm giúp đỡ nhau.
Các nghi thức nhập quan thành phục (chít khăn tang), phát tang, hạ huyệt đã trở thành thông lệ phải tuân thủ. Người ta căn cứ vào tuổi người mất, ngày giờ mâ't mà vận dụng để định giờ, ngày tiên hành những nghi thức hên. Các cố lão mâ't, thì hàng chắt được chít khăn vải điều, vải vàng.

Đám đưa tang là trọng tâm của thời gian tang lễ. Le đưa tang có nhà đưa để linh cữu người quá cố; linh xa để bài vị, bổ hương người chết và lổng triệu ghi tên tuổi, quê quán của người chết. Ngoài ra, còn có trung tín hay chinh thuận tùy đối tượng và bàn án, câu đối, bức trướng tùy theo người quá cố và gia đình có mối quan hệ bạn bè, láng giềng rộng hay hẹp. Ông bá lệnh đánh trống đại là người chủ trì điều khiển đám đưa tang với hai ông phụ tá đánh kim thanh, tiểu cổ trực tiếp điều khiển nhịp đi, giữ thăng bằng cho quan tài.
Ở Cảnh Dương, hầu hết các gia chủ đều tổ chức lễ 50 ngày, 100 ngày, nửa tang (một năm) và mãn tang (hai năm).
Theo tục lệ, những gia đình có đại tang phải tránh đến những nơi lê hội, các cuộc hoan hỉ như cưới hỏi, lên cột nhà, đẩy thuyền,... Trong gia đình thì tạm hoãn việc cưới, hỏi cho con cái, anh em.
Cưới hỏi:
Việc hôn nhân - cưới hỏi là việc rất quan trọng của đời người, khi đến tuổi trưởng thành cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ.
Ở Cảnh Dương cũng như nhiều làng quê khác, trong thời phong kiến, tục lệ mai mối, dạm hỏi, cưới xin đều phải tuân theo lệ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đây" và theo "môn đăng hộ đối", "nổi tròn úp vung tròn, nổi méo úp vung méo". Tuổi tác, tướng người bị chi phối khá nặng ữong việc lấy vợ, lấy chổng.
Việc hỏi, việc cưới ở Cảnh Dương được tổ chức qua nhiều thủ tục, tập quán rất cẩn thận, vói những nghi thức: làm mối, đi dạm hỏi, đi làm rể, đi làm dâu, lễ cưới. Mỗi nghi thức có cách tiến hành cùng lễ nghi, lễ vật riêng.
Nhưng điều cơ bản nhất là sau khi bà mối qua vài lần thăm dò, trò chuyện biết đã thuận tình thì chính thức đặt vân đề "kết tóc xe tơ" cho đôi lứa trăm năm. Từ lễ hỏi đến khi đôi lứa nên vợ nên chồng, hai gia đình làm theo phương châm "thương con ngon mọi việc" nên đều "vun xới" cho đôi lứa thành vợ thành chồng. Việc hôn nhân ở Cảnh Dương từ xưa đến nay không có lệ ăn uống linh đình, lãng phí tuy phải qua nhiều lễ nghi. Khi nam nữ thanh niên đến tuổi đã lập gia đình, họ thường sống thuận hòa, tự tạo lập cuộc sống hạnh phúc từ hai bàn tay gây dựng nên với sự hô trợ động viên của cha mẹ đôi bên. Vì thế, trong làng, chuyện vợ chồng ly dị nhau xảy ra râ't hãn hữu. Đó cũng là nét đẹp văn hóa gia đình mà người dân Cảnh Dương vẫn lưu giữ được cho đến ngày nay.

Bài viết và biên soạn lại