Sponsors

Giới Thiệu

Friday, January 5, 2018

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 4) - Tổ chức hành chính


Tổ chức hành chính
  • Tổ chức hành chính trong thời kỳ phong kiến:
Thòi kỳ Lê - Trịnh: Cảnh Dương là đơn vị hành chính cơ sở có tư cách pháp nhân, có khuôn triện. Lý trưởng (xã trưởng) là người đứng đầu chính quyền, điều hành bộ máy, sử dụng khuôn ữiện để xác thực văn bản pháp lý.
Các công việc chủ yêu của làng xã được tổ chức thực hiện bằng mệnh lệnh áp đặt, buộc đầu đinh, dân chúng phải chấp hành vô điều kiện.
Cảnh Dương vào những năm 1660-1670 là vùng giáp ranh tranh chấp của các thế lực Trịnh - Nguyễn nên việc củng cố cơ sở hạ tầng chưa có điều kiện ữiêh khai; ngoài phép nước, lệ làng cũng có vai trò quan trọng trực tiếp trong điều hành công tác làng xã, xây dựng quê hương. Nhiều vị tiền khai khẩn và đổng khẩn được cử ra làm quan, xây dựng hương ước để tiếp tục phát triển làng quê.
Hương ước làng gồm tám khoản lệ: về tổ chức bộ máy; về sản xuẩt chài lưới, buôn bán; về thuế khóa, binh dịch; về học hành, thi cử; về hương ẩm, thờ cúng, tế lê; về cảnh quan môi trường; về an ninh thôn xóm; về thuần phong, mỹ tục.
Để điều hành công việc làng theo hương ước, làng chia thành bảy phần cho các dân đinh trong làng gánh vác, sau đó phân ra: bốn phe (1673) và 11 xóm (Trung Đình, Trung Vũ, Trung Tự, Đông Cảng, Đông Yên, Đông Dương, Đông Hải, Đông Tỉnh, Thượng Giang, Thượng Tự, Thượng Vũ). Các phe tổ chức theo dòng họ, xóm, theo cụm dân cư địa lý, chăm lo việc hành chính, là chân rết của bộ máy hành chính xã.
Thực hiện cải lương hương chính được ban hành từ năm 1904, khi chế độ bảo hộ được thiết lập. Tổ chức hương chính có hội đổng kỳ mục xã, đứng đầu là tiên chỉ. Hội đổng kỳ mục mỗi năm họp hai kỳ, có quyền xét duyệt sổ hưong ẩm, dự thảo ngân quỹ, kiểm soát thu chi, xác định số lượng dân đinh, diện tích đất đai phải nộp thuế, diện tích công điền, công thổ, ngân quỹ dành cho việc chi tiêu của xã, đề xuất xây dựng công trình công ích, cho phép dân nơi khác cư ngụ, giói thiệu người ra làm lý trưởng, phó lý, ngũ hương, kiểm soát hoạt động của hội đổng kỳ mục.

Bộ máy điều hành hoạt động cấp xã có lý trưởng, phó lý và ngũ hương. Lý trưởng là người giữ quyền điều hành chính ở xã, thi hành mệnh lệnh của chính quyền cấp trên, thực thi những quyết định của hội đổng kỳ mục, điều hành hoạt động của ngũ hương. Giúp việc cho lý trưởng có phó lý; phó lý điều hành việc làng khi vắng lý ữưởng. Ngũ hương là hương bộ, hương bản, hương kiểm, hương dịch, hương mục.
  • Tổ chức bộ máy và hệ thống chính trị từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay:
Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chế độ thực dân phong kiến bị lật đổ. Ủy ban cách mạng lâm thời làng Cảnh Dương được thành lập và ra mắt nhân dân, thực hiện chức năng hành chính, củng cố chính quyền, ủy ban cách mạng lâm thời có chủ tịch ủy ban, phó chủ tịch ủy ban, ủy viên tư pháp, dân sinh quân sự; các chòm có chòm trưởng.
Đầu năm 1946, thực hiện chủ trương bỏ phủ, tổng, lập huyện, xã, thôn, ủy ban cách mạng lâm thời được đổi thành ủy ban hành chính xã, phủ Quảng Trạch đổi thành huyện Quảng Trạch.
Ngày 6-1-1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra với sự tham gia của mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, đẳng câp, tôn giáo, dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử họ được quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội (công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở lên được quyền ứng cử).
Ngày 17-2-1946, bầu cử Hội đổng nhân dân tỉnh và Hội đổng nhân dân xã đầu tiên được tiên hành thành công tốt đẹp. Các đảng viên tham gia ứng cử đại biểu Hội đổng nhân dân xã đều được tín nhiệm cao. Cơ câu Hội đổng nhân dân có một số đại biểu là đảng viên, số còn lại là quần chúng tiêu biểu của các tầng lớp, các hội.
Tháng 4-1946, Hội đổng nhân dân xã họp phiên đầu tiên để bầu ủy ban hành chính xã. Đây là ủy ban hành chính chính thức do đại biểu Hội đổng nhân dân xã bầu ra để điều hành công cuộc kháng chiên kiến quốc trên địa bàn xã Cảnh Dưong. Cuối năm 1946, ủy ban hành chính kiêm ủy ban kháng chiến được thành lập, sau đó đổi thành ủy ban kháng chiến hành chính xã. ủy ban kháng chiến hành chính xã là cơ quan hành chính gồm năm ủy viên (một chủ tịch, một phó chủ tịch kiêm công an, một ủy viên thư ký kiêm dân sinh, một ủy viên tư pháp và một ủy viên quân sự), có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện quyết định của Hội đổng nhân dân xã, thi hành các bản án của tòa án; triệu tập các kỳ họp của Hội đổng nhân dân xã; kiểm soát hoạt động của các bộ phận chuyên môn; giải quyết công việc hành chính hằng ngày; quản lý thu chi ngân sách.
Từ khi Nhà nước chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế tổn tại bình đẳng trước pháp luật, hợp tác xã ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyển đổi theo cơ chế mới, chức năng quản lý xã hội như hợp tác xã cũ không còn, việc quản lý cộng đổng dân cư theo mô hình thôn ra đời. Từ năm 1994, xã Cảnh Dương đã có tám thôn và hai chòm. Đến tháng 6-2003, sáp nhập chòm Đông Yên và chòm Đông Hải thành thôn Yên Hải, đưa tổng số thôn toàn xã lên chín thôn.
Các thôn có trưởng thôn do dân bầu theo quy chế dân chủ. Các thôn lớn theo quy định của tỉnh có phó thôn. Để quản lý thôn thực hiện mô hình cộng đổng dân cư tự quản, các thôn có cử thư ký, thủ quỹ. Khi triêh khai các công trình có đóng góp của dân thì thôn cử ban tự quản giám sát công tác xây dựng theo quy chế dân chủ quy định.
Hệ thống chính trị câp xã gọi là cấp cơ sở. Tổ chức trong hệ thống chính trị bao gồm: Đảng bộ, Hội đổng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã; các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, gồm: Đoàn Thanh niênHội Liên hiệp thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiên binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học. Các tổ chức cơ sở trong hệ thông chính trị có hệ thống các chi hội, tạo mạng lưới từ xã đền cụm dân cư, đơn vị, nhằm tập hợp, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng hệ thông chính trị vững manh.

Bài viết và biên soạn lại

0 comments:

Post a Comment