Sponsors

Giới Thiệu

Friday, January 5, 2018

Giới thiệu xã Cảnh Dương (Phần 1) - Điều kiện tự nhiên


Cảnh Dương là một xã thuần ngư, ngành nghề chính là khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, kinh doanh, dịch vụ, chế biến và thương mại. Tổng diện tích đất tự nhiên 152,30 ha. Toàn xã có 1.993 hộ với 8.545 khẩu được phân bố thành 9 thôn (Thượng Giang, Cảnh Thượng, Trung Vũ, Tân Cảnh, Liên Trung, Đông Dương, Đông Tỉnh, Đông Cảng, Yên Hải). Đảng bộ xã Cảnh Dương hiện có 14 chi bộ trực thuộc với 310 đảng viên được sinh hoạt ở 09 chi bộ thôn; 03 chi bộ nhà trường. 01 chi bộ cơ quan xã, 1 Chi bộ trạm Y tế. (Số liệu tính từ đầu năm 2015 theo báo cáo của Văn phòng thống kê Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương).
Cảnh Dương là một làng quê địa linh nhân kiệt, có truyền thông lịch sử - văn hóa lâu đời, đã góp phần làm nên một trong "Bát danh hương" nổi tiêng của tinh Quảng Bình, được cách ngôn ghi nhận từ lâu đời: "Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim" (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Bao thế hệ con người nơi đây đã kiên gan, bền chí vượt qua biết bao gian nan, thử thách, biên cố, thăng trầm của lịch sử để tạo lập và xây dựng nên quê hương Cảnh Dương như ngày nay.
Điều kiện tự nhiên
Cảnh Dương nằm trên cửa biển phía hữu ngạn sông Roòn, con sông bốn mùa xanh biếc. Như bao làng quê khác của Tổ quốc Việt Nam, Cảnh Dương có lịch sử từ ngày tạo lập quê hương cùng với nền văn hóa phong phú và truyền thống cách mạng kiên trung, truyền thống đó được bồi đắp theo chiều dài của thời gian, đứng vững trên nền đất hiền hòa, tươi đẹp và con người anh dũng, bất khuất, cần cù, bình dị. Từ trên mảnh đất này, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời và lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước, xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu mạnh.
§  Vị trí địa lý: Xã Cảnh Dương là một trong bảy xã vùng Roòn, phía bắc Quảng Trạch, nằm ở 17°50' - 17°52' vĩ độ Bắc, 106°26'05" - 160°27' kinh độ Đông, diện tích 1,52 km2. Phía bắc giáp sông Roòn, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp xã Quảng Hưng, phía tây giáp kênh Xuân Hưng.
§   Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, Cảnh Dương mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; nằm trong vùng đất miền Trung thường hứng chịu các trận mưa bão lớn, nạn cát bay, cát bổi, cát lở khi mùa bão, lũ làm cho thời tiết càng khắc nghiệt thêm.
§  Giao thông đường bộ: Đường chính là quốc lộ 1A chạy qua đầu làng, cách Hà Nội 434 km về phía nam, cách thị xã Ba Đồn 17 km và thành phố Đồng Hới trên 50 km về phía bắc.
§  Giao thông đường thủy: Nằm trên cửa biển hữu ngạn sông Roòn xuất phát từ dãy Hoành Sơn dài khoảng 30 km; với hai chi lưu: sông Hung Bàn (nay thuộc xã Quảng Hợp) - đây là sông Cái chảy từ vùng đổi núi Quảng Hợp về xuôi qua các xã Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Kim, Quảng Phú; sông Thai ngắn hơn chảy từ Kim Long, xã Quảng Kim đổ về Phú Lộc, xã Quảng Phú, họp với sông Cả rồi đổ ra cửa biển. Sông Roòn (tức sông Loan) có nguồn lợi kinh tế quan trọng của Cảnh Dương và cả vùng Roòn, là mạch máu giao thông, trao đổi hàng hóa của các xã trong vùng. Nằm trong cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ nên cửa biên Cảnh Dương cũng thuận lợi cho tàu bè giao lưu, buôn bán ra Bắc vào Nam. Từ Cảnh Dương ra cảng Hải Phòng vượt qua chặng đường 297 hải lý, từ Cảnh Dương vào Đà Nang vượt qua 174 hải lý. Biển Cảnh Dương là vùng biển có địa hình đa dạng, có cửa lạch, có bờ đá, có rạn ngầm, có đảo, có vịnh và có cả bãi ngang, được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng biển san hô và vùng biển bãi ngang. Vùng biển san hô là vùng biển tiếp giáp chân dãy Hoành Sơn đổ ngầm ra biển. Ranh giói vùng biển san hô từ cửa lạch Roòn lên phía bắc. Vùng biển bãi ngang từ cửa lạch Roòn xuống đến cửa Gianh. Vùng biển san hô và vùng biển bãi ngang là nơi giao lưu, sinh sản, cư trú những loại đặc sản quý của biển cả, trở thành nguồn tài nguyên nuôi sống con người từ ngày tạo dựng lập nghiệp đến nay, các thế hệ con cháu về sau sẽ tiếp tục gắn bó, xây dựng cuộc sống tốt lành với vùng đất biển cả này.

Bài viết và biên soạn lại

Phạm Anh Tài - Cảnh Dương

0 comments:

Post a Comment